CÁCH ĐÒI NỢ CÁ NHÂN HIỆU QUẢ? (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

124 lượt xem
0
(0)

Chúng ta đã trải qua những biến động về kinh tế, xã hội của đại dịch Covid – 19 kéo dài quacác năm 2020, 2021 và hiện nay là năm 2022. Trong tình hình đại dịch như vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, phá sản, cũng là thời cơ cho những con nợ có cơ hội trốn tránh nghĩa vụ dẫn đến chủ nợ bị thiệt hại nghiêm trọng. Hiện nay đại dịch vẫn còn tồn tại nhưng không “bùng nổ” như các năm trước đó, nền kinh tế, xã hội đang phát triển bình thường trở lại nhưng vấn đề trả nợ đúng hạn giữa các Doanh nghiệp, cá nhân với nhau vẫn là vấn đề nhức nhối.

Cách riêng với tranh chấp nợ cá nhân, Công ty Luật HT Legal VN chúng tôi nhận thấy tranh chấp diễn ra ngày càng phổ biến về cả quy mô lẫn giá trị tiền tranh chấp. Theo khảo sát của Phòng nghiệp vụ tổng hợp chúng tôi, hầu hết các vụ việc chúng tôi tư vấn về tranh chấp đòi nợ, cho vay là xuất phát từ hoạt động cho vay do quen biết, cho vay lãi suất “nhẹ”, tuy nó không đến mức độ vi phạm pháp luật nhưng xét góc độ kinh tế và hiệu quả từ việc cho vay, mượn tiền là không đạt, lợi bất cập hại, có khả năng năng mất vốn.

“Đứng cho vay – quỳ thu nợ” đang trở thành câu nói mang tính phổ biến, cho vay mượn thì dễ nhưng thu hồi tiền lãi, thậm chí gốc là điều không hề đơn giản chút nào ? Trong đó, việc đòi nợ đúng cách, đúng phương án hay không thì cũng là cả một vấn đề.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật HT Legal VN sẽ chia sẻ về: Cách đòi nợ cá nhân sao cho hiệu quả?

Chúng tôi xin lưu ý các bước sau đây:

Bước 2. Nhắc nợ/ đốc nợ

Việc nhắc nợ, đốc nợ có thể thực hiện qua các phương tiện như: Văn bản, Điện thoại, Email, Zalo, Facebook hoặc bất kỳ phương tiện nào có thể. Nhưng vấn đề là cách nhắc nợ đó như thế nào?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc nhắc nợ cần tập trung khẳng định rõ số tiền nợ cho vay, nợ lãi và phải tổng kết thành một cam kết gọi là chốt công nợ để không phải tranh cãi. Một vấn đề quan trọng hơn nữa, tất cả hoạt động nhắc nợ, đốc nợ phải được lưu chứng từ để làm chứng cứ sau này.

Các bạn luôn luôn nhớ, nhắc nợ phải áp dụng các cách thức: nhẹ nhàng, đe dọa, chú trọng vấn đề cần con nợ lưu ý đến, lúc vui vẻ, lúc tỏ ra nghiêm túc … tất cả phải được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc thái độ, sự hợp tác của con nợ.

Lưu ý: Luôn phải chú trọng một thời hạn trong việc nhắc nợ để tạo cơ sở vi phạm của con nợ nếu bất hợp tác.

Bước 3. Hẹn gặp mặt làm việc

“Nhất cự ly, nhì tốc độ” câu nói mà trong võ học, tình yêu thì nó được xem như câu thần chú, nhưng trong hoạt động đòi nợ cá nhân thì nó không vô tác dụng mà hiệu quả không kém đấy các bạn.

Tương tự, ta có câu “bút sa gà chết” thể hiện việc đã có cam kết, ký tá thì không chối cãi được.

Con nợ thường tìm cách trốn tránh, né tránh (cự ly) hoặc hứa, chối cãi vòng vo nên không bao giờ muốn giáp mặt, không ký tá cam kết gì cả, càng hứa suông, hứa miệng cho có thì càng tốt. Nên việc hẹn gặp mặt để làm việc vừa từ chối cơ hội trốn tránh của con nợ, vừa tạo cơ sở cho việc lập chứng từ yêu cầu trả nợ một cách cụ thể và có chứng từ bằng văn bản.

Một khi đã gặp, cự ly và tốc độ nhắc nợ tăng cao hơn và bạn phải lập một Văn bản chốt công nợ, “ bút sa gà chết” là điều tất nhiên, huống chi thực tế đây là khoản tiền của bạn, bạn yêu cầu ghi nợ, lập chứng từ nợ là điều hợp lý và hợp pháp. Đó cũng là chứng cứ quan trọng sau này nếu phải khởi kiện ra Tòa án hoặc tố cáo ra Cơ quan công an.

Lưu ý: Không được nặng tình cảm hoặc cả nể. Bạn cần nghiêm túc và xử lý vào trọng tâm vấn đề. Càng cụ thể càng tốt, đặc biệt là thời hạn trả.

Bước 4. Tích cực “nhắc nợ gián tiếp”

“Nhắc nợ gián tiếp” chỉ là thuật ngữ mang tính tượng trưng, Công ty Luật HT Legal VN luôn sử dụng biện pháp này linh hoạt và có trọng điểm, các bạn hình dung nó là phương án đòi nợ, nhắc nợ thông qua bên thứ ba (vốn là những người có uy tín hoặc thân quen của con nợ hoặc có uy tín, uy lực đối với con nợ), phương thức có thể là trực tiếp để “nhờ vả” hoặc thông qua điện thoại, văn bản hoặc phương tiện điện tử khác để họ có tác động đến con nợ. Nhắc nợ gián tiếp phù hợp cũng là cách để cho thấy sự chuyên chính, ngay thẳng của bạn khi phải vất vả đòi lại số tiền xương máu của mình, được sự đồng cảm và có động lực để tiếp tục xử lý các bước khác với con nợ.

Phương án này rất hiệu quả đối với hoạt động xử lý nợ đối với Doanh nghiệp, còn đòi nợ cá nhân thì đâu đó vẫn còn sự cả nể và nặng tình cảm giữa các bên. Nhưng nhìn chung, bạn nên biết linh hoạt khai thác phương án này để tạo ra thế cân đối và nếu sau này phát sinh tranh chấp thì đối tượng nợ cũng không thể chối cãi gì được.

Bước 5. Cho hướng ra tích cực để giải quyết khoản nợ

Trong tất cả các vấn đề tranh chấp thì lối ra, hướng ra luôn phải được các bên thiện chí thỏa thuận, nếu có hướng ra thì mọi chuyện coi như được xử lý mà không còn gì vướng bận.

Trong hoạt động đòi nợ cá nhân, cho hướng ra nghĩa là cho trả chậm, trả dần, phân kỳ hoặc miễn, giảm tiền hoặc kéo dài thời hạn … ngoài ra, có nhiều hướng giải quyết khác để chấm dứt quan hệ con nợ – chủ nợ.

Điều mà chúng tôi đề cập ở đây là hướng ra phải tích cực, nghĩa là win – win, có lợi cho cả hai bên, mỗi bên giảm một chút quyền lợi. Mấu chốt là bước này cực khó cho cả hai, đặc biệt là chủ nợ khi phải hy sinh đồng tiền vốn vất vả có được của mình.

Lưu ý: Hướng ra càng cụ thể, càng tích cực thì mọi chuyện giải quyết càng dứt điểm.

Bước 6. Thu thập chứng cứ các bước trên

Như đã đề cập phần trên, mọi bước đòi nợ cá nhân đều phải được lưu giữ chứng từ để làm chứng cứ. Chứng cứ có thể làm bằng văn bản, email tin nhắn điện thoại và tin nhắn trên các phương tiện điện tử khác.

Bước này đúng ra nó không phải là một bước độc lập nhưng ghi nhận để các bạn lưu ý chú trọng nó, nó áp dụng song song với các bước, phương án đòi nợ và nó cực kỳ quan trọng cho mọi sự thương lượng, thỏa thuận và tranh chấp.

Bước 7. Tố cáo hình sự hoặc Khởi kiện dân sự

Cái gì cũng phải xử lý có tình và có lý, đó là câu nói phổ biến khi xử lý các tranh chấp hoặc mâu thuẫn giữa các bên.

Khi đã đi qua hết các phương án, các bước tiếp cận, làm việc, thỏa thuận, răng đe nhưng không giải quyết được hoặc không có bước tiến thì buộc phải nhờ đến pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào cuộc. Còn tố cáo hình sự hoặc khởi kiện dân sự thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng và tình hình thực tế từng vụ/việc và hồ sơ để áp dụng phù hợp.

Bước 1. Phương án đặc biệt là: Nhờ chuyên gia.

Công ty Luật HT Legal VN xếp Bước 1 vào cuối là có lý do. Các bạn nhìn nó hơi “ngộ” và ngược ngược nhưng đời nó vốn vậy đó các bạn ? Chúng ta vẫn chưa có thói quen sử dụng pháp luật trong đời sống của mình, chỉ nhờ Luật sư khi cần, khi phát sinh tranh chấp hoặc rủi ro mà thôi.

Đó là lý do vì sao chúng tôi để bước đầu tiên nằm ở cuối cùng để lưu ý rằng đừng để mọi chuyện phát sinh thì mới nhờ tới Luật sư, nhờ tới HT Legal VN, khi đó chúng ta chỉ làm được những việc tốt nhất chứ không thể tránh rủi ro và thiệt hại được, người ta nói “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vậy.

Nếu đặt bước này lên vị trí số 1, chúng tôi sẽ áp dụng quy định pháp luật, trải nghiệm và năng lực của mình để xử lý các khoản nợ cá nhân của bạn một cách hợp lý, có quy trình và linh hoạt vận dụng tất cả các bước trên. Một điều nữa là chúng tôi “phòng bệnh cho bệnh hơn chữa bệnh” nên bạn hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật HT Legal VN.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon