QUY ĐỊNH VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, QUẬN TÂN BÌNH TPHCM)

157 lượt xem
5
(2)

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là đối với người khởi nghiệp. Bên cạnh đó, khi thành lập doanh nghiệp vốn góp là vấn đề cấp thiết đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải lưu tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng trong giai đoạn tiền doanh nghiệp. Nhìn nhận dưới góc độ pháp luật, đối tượng để góp vốn thành lập doanh nghiệp được xem là rất đa dạng, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng loại tài sản này chưa diễn ra phổ biến và còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý đọc giả bài viết sau, để hiểu rõ hơn về các vấn đề xung quanh việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2022;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;

Nội dung:

1. Khái niệm và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ”, bắt nguồn từ định nghĩa này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng tựu chung lại, quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là quyền mà Nhà nước dành cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản trí tuệ được kiểm soát độc quyền tài sản trí tuệ trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác các tài sản này một cách bất hợp pháp.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định và quyền đối với giống cây trồng.

2. Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn: “Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được Đồng Việt Nam.”

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ của mình với mục đích góp vốn thành lập doanh nghiệp.

2.1 Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là các tổ chức, cá nhân có các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định pháp luật. Trong đó bao gồm: chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động; chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được xác lập quyền dựa trên thủ tục đăng ký bảo hộ đối với Cơ quan có thẩm quyền; Chủ thể nhận thừa kế, kế thừa, chuyển nhượng, tặng cho quyền sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể nhận chuyển quyền sở hữu trí tuệ là người được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền của đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi bảo hộ của mình.

–   Chủ thể có quyền sử dụng trước đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ (Khoản 1 Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022).

2.2 Thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, để hoàn tất việc góp vốn thì phải tiến hành chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp. Căn cứ tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020:

Trong trường hợp các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không bắt buộc tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc chuyển giao không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật mà việc chuyển giao đó cho doanh nghiệp phải có xác nhận bằng biên bản. Các đối tượng sở hữu trí tuệ không phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại,…

Trường hợp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,…thì thủ tục chuyển quyền sở hữu trí tuệ sang cho doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là một số phân tích liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Luật HT Legal VN. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon