Câu hỏi: Trong thời kỳ hôn nhân, VA (vợ tôi) và tôi (H), có 1 con chung là cháu P. Khi vợ tôi và tôi ly hôn, Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và giao cháu P cho tôi chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên, qua quá trình chung sống, cháu P càng lớn càng không giống mình nên tôi nghi ngờ cháu P không phải là con của mình. Vậy trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?
Đối với trường hợp này, Công ty Luật HT Legal VN xin tư vấn như sau:
Trường hợp trên anh H sẽ xác định lại cháu P có phải là con của anh H hay không. Bằng cách anh H sẽ đến bệnh viện để xét nghiệm ADN. Thì trường hợp này sẽ chia ra 2 trường hợp
Trường hợp 1, nếu cháu P là cha con với anh H thì anh H vẫn có quyền giám hộ cháu P
Trường hợp 2, nếu cháu P không có quan hệ huyết thống với anh H thì
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Do đó, dù trên thực tế con có thể không phải là con ruột nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Và theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu không thừa nhận con chung thì thực hiện như sau:
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Căn cứ quy định này, nếu anh H phát hiện con chung không phải con ruột của mình và muốn không thừa nhận con thì người không thừa nhận phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:
– Cung cấp được chứng cứ chứng minh. Chứng cứ trong trường hợp này thường là xét nghiệm ADN của cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Tại thời điểm này đã có Quyết định của Tòa án về việc thuận tình ly hôn giữa anh H và chị VA, giao cháu P cho anh H nuôi, đã có hiệu lực pháp luật.
Nên, anh H buộc phải làm đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Quyết định thuận tình ly hôn này, yêu cầu Tòa án cấp có thẩm quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần nuôi con và phần con chung, giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại về phần con chung và nuôi con.
Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án sẽ xác định lại cháu P là con riêng của chị VA và giao cháu P cho chị VA nuôi dưỡng nếu chị VA đủ điều kiện nuôi con theo luật định.
*Thủ tục yêu cầu không công nhận con của Anh Hào trong trường hợp vợ chồng chưa ly hôn.
Khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn, để không phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của anh H với cháu P, thì anh H có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Toà án có thẩm quyền không công nhận quan hệ cha con theo thủ tục dưới đây:
1.1 Ai được yêu cầu không công nhận cha mẹ con?
– Cha, mẹ
– Người được nhận là cha, mẹ của một người
1.2 Điều kiện không công nhận cha mẹ con
– Có bằng chứng
– Gửi đơn yêu cầu ra Toà án và được Toà án xác nhận
1.3 Hồ sơ cần chuẩn bị
– Đơn yêu cầu việc không nhận cha mẹ con
– Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con
– Giấy tờ tuỳ thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…)
1.4 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Nếu không có tranh chấp: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ con cư trú.
– Nếu có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cư trú. Sau khi nhận được xác nhận của Toà án, người có yêu cầu phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi cha, mẹ, con.
Trên đây là nội dung tư vấn cơ bản về vấn đề tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp. Để được tư vấn cụ thể và hiệu quả hơn, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH HT Legal VN theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@htlegalvn.com
Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040