TỪ VIỆC 4 TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG MANG MA TÚY TRONG HÀNH LÝ XÁCH TAY: BÀI HỌC CHO VIỆC MANG HỘ HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI KHÁC (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH VÀ TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

169 lượt xem
0
(0)

Qua câu chuyện 4 tiếp viên hàng không bị tạm giữ vì xách tay hơn 10kg ma túy, thuốc lắc được giấu trong các tuýt kem đánh răng đi từ Pháp về Việt Nam khiến dư luận cả nước xôn xao vừa qua đến một số chuyên án do lực lượng chức năng phát hiện gần đây cho thấy tuyến hàng không, bưu điện đang dần trở thành điểm nóng cho các tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia.
Câu chuyện mang hộ hàng hóa cho người khác lên máy bay có lẽ không mới nhưng chính sự thiếu hiểu biết pháp luật đã vô tình tiếp tay cho tội phạm và đẩy chính mình vướng vào vòng lao lý bất đắc dĩ thậm chí trả giá bằng cả tính mạng. Lời khuyên cho bất kỳ ai là chúng ta cần cảnh giác cao độ với việc mang hộ hành lý cho người khác.

Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ cung cấp nội dung liên quan đến các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề cầm hộ, mang hộ trái phép chất ma túy qua sân bay.

Cơ sở pháp lý:

-Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Nội dung:

1. Toàn cảnh vụ tiếp viên hàng không xách tay ma túy

Ngày 16/3 vừa qua, Chi cục Hải quan của cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sân Nhất phát hiện 11,48kg ma túy được cất giấu, ngụy trang trong hành lý xách tay của 4 nữ tiếp viên hàng không dưới dạng tuýt kem đánh răng trong chuyến bay từ Pháp về Việt Nam.

Hiện 4 nữ tiếp viên trên đang bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra làm rõ. Theo lời khai ban đầu, các tiếp viên khai đã khai nhận mang hộ hàng hoá xách tay từ Pháp về Việt Nam thông qua một đồng nghiệp làm chung hãng. Qua người này, một trong 4 nữ tiếp viên đã trao đổi, thoả thuận tiền công, chia lô hàng “kem đánh răng” nặng hàng chục kg về Tân Sơn Nhất với số tiền công được trả là hơn 10 triệu đồng.

Hiện nay, các tiếp viên hàng không đã được trả tự do vì Cơ quan điều tra không chứng minh được việc các tiếp viên biết được trong kem đánh ra có ma túy. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: các tiếp viên hàng không là người được huấn luyện và hiểu biết nhất nguy cơ về việc mang hàng không rõ nguồn gốc lên máy bay và vận chuyển xuyên biên giới sẽ dễ phạm các tội liên quan đến vận chuyển hàng cấm nhưng vẫn làm có chịu trách nhiệm hình sự hay không?

2. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đối với Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, người đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm pháp luật đối với loại tội phạm này. Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 250 BLHS như sau:

Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, gười nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp:

_ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

_ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

_ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

_ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

_ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

_ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

_ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp:

_ Có tổ chức;

_ Phạm tội 02 lần trở lên;

_ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

_ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

_ Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

_ Qua biên giới;

_ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

_ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

_ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

_ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

_ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

_ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

_ Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với các hành vi phạm tội thuộc trường hợp:

_ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

_ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

_ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

_ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

_ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam

_ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít

_ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Khung 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp:

_ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

_ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

_ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

_ Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

_ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

_ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

_ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

_ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, ngoài hình phạt tiền và hình phạt bổ sung khác, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 02 năm đến khung hình phạt cao nhất là Tử hình nếu người thực hiện hành vi phạm tội thuộc vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 250 BLHS.

3. Vô tình vận chuyển chất ma túy có bị xử phạt hình sự không?

Về cấu thành tội phạm, Tội vận chuyện trái phép chất ma túy có mặt khách quan của tội phạm là lỗi cố ý. Có nghĩa, người phạm tội khi thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

Như vậy theo lý thuyết, đối với trường hợp vô tình vận chuyển ma túy, nếu người vận chuyển hoàn toàn không biết hàng hóa mình đang chở là ma túy, đồng thời không biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người thuê vận chuyển thì có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” cũng như “Tội mua bán trái phép chất ma túy”.

Tuy nhiên trên thực tế, để chứng minh việc cầm hộ, giữ hộ cực kì khó khăn. Bởi lẻ trong mọi trường hợp được nhờ, thuê vận chuyển hàng hóa, người vận chuyển cần kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi nhận vận chuyển để tránh rủi ro.

Trong quá trình tố tụng, cần mất rất nhiều thời gian, công sức để có thể tìm được tài liệu, chứng cứ chứng minh người vận chuyển hộ không biết được bên trong hàng hóa vận chuyển chứa chất cấm hay ma túy. Đặc biệt đối với các vụ án về việc vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới bằng đường hàng không như vụ việc của 4 nữ tiếp viên hàng không nêu trên thì việc chứng minh yếu tố chủ quan khó khăn hơn rất nhiều.

Theo quy tắc của ngành hàng không là hành lý đi theo người, người đi đúng giấy tờ. Khi đi qua khu vực làm thủ tục an ninh, soi chiếu hành lý, hành khách tuyệt đối không mang hộ đồ của người khác, thậm chí hành lý soi chiếu của mỗi cá nhân cần tách rời, không được cho người lạ để vào khay đồ của mình… Vì vậy, cần cực kì nâng cao cảnh giác với các hành vi xách hộ xách hộ, cầm hộ, giữ hộ vali, túi xách, đồ đạc cho bất kỳ ai trong trường hợp không thể kiểm soát được hàng hóa bên trong là gì.

4. Cần làm gì khi nhận vận chuyển hộ hàng hóa để bảo vệ bản thân?

Khác với các công ty, đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, có cách thức kiểm tra, theo dõi những đơn hàng, ghi nhận lại việc vận chuyển hàng hóa và có điều khoản khách hàng tự chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Những trường hợp thuộc đơn vị vận chuyển, có hóa đơn vận chuyển, thanh toán phí vận chuyển sẽ có căn cứ để chứng minh mình không buộc phải biết hàng hóa trong đó là gì. Khách hàng phải cam kết không vận chuyển hàng cấm. Trừ những trường hợp biết là hàng cấm nhưng cố tình vận chuyển thì vẫn chịu trách nhiệm với vai trò đồng phạm.

Đối với những cá nhân, người không có chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, khi nhận cầm hộ hàng hóa cho ai, cần phải biết chắc chắn hàng hóa đó là gì, phải có thông tin rõ ràng của hàng hóa, phải kiểm tra kĩ hàng hóa trước khi nhận vận chuyển hộ. Đối với những người lạ, không quen biết, hàng hóa có nghi vấn, khó kiểm tra bằng mắt thường thì tốt nhất không nên vận chuyển, từ chối nhận cầm giúp.

Vì trong trường hợp vô tình vận chuyển hàng cấm, người vận chuyển có thể bị quy kết với vai trò đồng phạm với người chủ sở hữu hàng hóa. Nhất là đối với hàng hóa ma túy, khung hình phạt rất nặng, người vận chuyển thường không nhận được nhiều quyền lợi và rất khó chứng minh vô tội ngay cả khi “Tình ngay lý gian”.

Câu chuyện các tiếp viên hàng không cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới cần tăng cường tìm hiểu pháp luật, tránh bị người khác lợi dụng để làm việc vi phạm pháp luật.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề cầm hộ, mang hộ trái phép chất ma túy qua sân bay. Công ty Luật TNHH HT Legal VN chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, chi tiết liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon