CẤP DƯỠNG VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

559 lượt xem
5
(13)

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này. Theo đó Gia đình là một khái niệm pháp lý vừa đạo đức rất đặc biệt, thể hiện sự tổ chức tiến bộ và văn minh của con người. Pháp luật đặc biệt điều chỉnh mối quan hệ về hôn nhân gia đình, trong đó có quy định về “Cấp dưỡng”. Bài viết sau đây Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về vấn đề cấp dưỡng trong pháp luât về hôn nhân gia đình.

Cấp dưỡng là gì?

Là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nghĩa vụ cấp dưỡng?

Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

– Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

– Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật hôn và nhân gia đình năm 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật.

Một số trường hợp về cấp dưỡng:

a) Một người cấp dưỡng cho nhiều người

Theo Điều 108 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

b) Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người

Theo Điều 109 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

c) Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và ngược lại

Theo Điều 110 và Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Ngược lại, con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

d) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau

Theo Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

e) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

Theo Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

f) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Theo Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014.

g) Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Theo Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng?

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng:

– Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

– Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Chấm dứt  nghĩa vụ cấp dưỡng?

Theo Điều 118 Luật Hôn và nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

Theo Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

–  Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

VP2: Số 5 Ngõ 252/115 phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com 

Hotline: 09 0161 4040 – 09 2222 4040 

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 13

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon