ÁP DỤNG TÌNH TIẾT “CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ” TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

505 lượt xem
5
(6)

ÁP DỤNG TÌNH TIẾT “CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ” TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

Có tính chất côn đồ” đây là khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Tình tiết “Có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015). Ngoài ra, tình tiết “có tính chất côn đồ” còn được xem là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của 02 tội phạm cụ thể: Tội giết người (Điều 123) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134).

 

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

2. Nội dung:

Vậy, tình tiết “có tính chất côn đồ” được hiểu như thế nào là đúng theo quy định hiện hành trong vụ án hình sự?

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định và hướng dẫn cụ thể thế nào được coi là hành vi “có tính chất côn đồ” cũng như những tiêu chí cụ thể để đánh giá hành vi này. Mặt khác, đây là khái niệm hoàn toàn mang yếu tố định tính và việc xác định một hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hay không thì chủ yếu dựa yếu tố chủ quan của người đánh giá. Do vậy, việc nhận định một người “có tính chất côn đồ” để áp dụng hay không, và việc áp dụng như thế nào trong giá trình giải quyết từng vụ án cụ thể và tại từng cơ quan, đơn vị thì cũng có sự khác nhau, chưa được quy định thống nhất.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “côn đồ” được hiểu là kẻ chuyên gây sự, hành hung, có những hành động ngang ngược, thô bạo. Tại Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TAND Tối cao hướng dẫn như sau: “Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã chiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ”.

Ngoài ra, Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án TAND Tối cao hướng dẫn xử lý tội giết người có tính chất côn đồ, cụ thể: “Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân.”

Theo quan điểm của Luật sư HT Legal VN thì để đánh giá “Có tính chất côn đồ” để áp dụng hay không thì tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, đánh giá nhiều yếu tố khác nhau, đa chiều như nhân thân; hung khí, công cụ, phương tiện, mục đích, động cơ thực hiện; cường độ tấn công, vị trí tấn công; yếu tố lỗi,… Ngoài ra, để đảm bảo được sự thống nhất thì cơ quan có thẩm quyền cần ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tình tiết “Có tính chất côn đồ”. Có như vậy mới đánh giá đúng mức độ hành vi, tính chất của tội phạm để áp dụng mức hình phạt phù hợp đảm bảo công bằng, đủ tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm./.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về vấn đề áp dụng tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong Bộ luật Hình sự. Nếu anh/chị còn thắc mắc hoặc cần liên hệ hỗ trợ thì vui lòng liên hệ:

Liên hệ  Luật sư điều hành Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tranh tụng Tp. Hồ Chí Minh hoặc Luật sư tranh tụng HT Legal VN theo thông tin sau:

Email: luatsu@htlegalvn.com        Hotline:  0945174040– 0961614040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 6

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon