GIẢ MẠO, KHAI MAN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN SẼ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ THẾ NÀO? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

50 lượt xem
5
(3)

Ngày nay, các doanh nghiệp trong nước đang ngày một phát triển và lớn mạnh hơn. Nhờ vậy mà các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng diễn ra rất sôi nổi dẫn đến nguồn doanh thu cũng ngày càng tăng trưởng hơn. Đó cũng là một trong những lợi ích lớn nhất mà một công ty thu được. Tuy nhiên, điều này cũng có rất nhiều mặt trái và một trong số đó là vấn đề vụ lợi cá nhân, một hoặc số cá nhân trong công ty đã lợi dụng chức vụ để cố ý giả mạo, khai man chứng từ kế toán của doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối với hành vi phạm tội này, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các loại xử phạt và mức xử lý khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ của từng hành vi nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, thành viên, cổ đông và của cả khách hàng của doanh nghiệp. 

Vậy, khi nhân viên bị phát hiện có những hành vi nêu trên thì sẽ bị xử lý hành chính như thế nào? Chỉ phạt hành chính hay còn có những mức xử phạt nào khác?

Đối với vấn đề này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin tư vấn như sau:

I – Căn cứ pháp lý

– Luật Kế toán 2015

– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự

– Bộ luật Lao động 2019

– Nghị định 41/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP

II – Nội dung

1. Chứng từ kế toán là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Căn cứ vi phạm của hành vi Giả mạo, khai man hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán:

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

3. Hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này, chính vì vậy mức tiền phạt đối với hành vi này sẽ căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như chúng tôi đã nêu trên, tức là mức phạt này sẽ tăng lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân theo quy định pháp luật.

Mặc dù khoản 3 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP đã bị bãi bỏ, nhưng khoản 4 vẫn được thi hành. Cụ thể khoản 4 điều này quy định về Biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;”

4. Xử phạt về hình sự

Đối với các hành vi như đã nêu trên nhưng :

– Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng và đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị xếp vào hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và áp dụng điểm a khoản 1 và khoản 3 điều 221 Bộ luật Hình sự, hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Còn phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, khoản 4 điều này cũng có quy định: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Có thể thấy, nếu người vi phạm các nguyên tắc kế toán mà cụ thể hành vi là Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán thì ngoài xử phạt hành chính, nếu nghiêm trọng có thể phải đối diện với xử phạt hình sự.

Theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi lập chứng từ, khai khống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm chiếm đoạt tài sản làm của riêng có thể còn được xem là hành vi tham ô.

Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng.

5. Xử lý theo quy định của Bộ luật lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

“Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”

Như vậy, khi một cá nhân hay một tổ chức có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán của doanh nghiệp hoặc bị phát hiện có hành vi ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán thì không những bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật đến mức sa thải trong công ty mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu là người tái phạm hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng, tùy vào từng mức độ thiệt hại mà pháp luật có các mức xử phạt khác nhau.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về vấn đề mức phạt khi giả mạo, khai man chứng từ kế toán của doanh nghiệp, dựa trên những căn cứ pháp luật chúng tôi đã đưa ra những nhận định và mức xử lý nêu trên. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ về vấn đề pháp lý với các lĩnh vực hoạt động về Tư vấn doanh nghiệp, cá nhân. Luật sư bảo vệ cho Bên vay và Bên thế chấp Ngân hàng. Tư vấn pháp lý lĩnh vực Đầu tư có yếu tố nước ngoài, Sở hữu trí tuệ. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin vui lòng liên hệ đến Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: luatsu@htlegalvn.com       Hotline:  0945174040– 0961614040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon