BỊ NỢ XẤU CÓ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

178 lượt xem
5
(2)

Nợ xấu là các khoản nợ khó thu hồi, đến hạn phải thanh toán nhưng người vay không thể trả đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường nếu khoản nợ quá hạn thanh toán hơn 91 ngày thì được xếp vào nhóm nợ xấu.

BỊ NỢ XẤU CÓ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Nợ xấu là các khoản nợ khó thu hồi, đến hạn phải thanh toán nhưng người vay không thể trả đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thông thường nếu khoản nợ quá hạn thanh toán hơn 91 ngày thì được xếp vào nhóm nợ xấu.

Vậy nếu bị rơi vào trường hợp bị nợ xấu thì có thể vay thế chấp Ngân hàng được không? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề này.

I – Cơ sở pháp lý

– Thông tư số 31/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024)

II – Nội dung

1. Nợ xấu là gì?

Khi khách hàng có nhu cầu vay thế chấp tại Ngân hàng, các Ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ pháp lý cá nhân, hồ sơ pháp lý tài sản và khả năng trả nợ để để đánh giá điểm tín dụng, từ đó xử lý hồ sơ được vay hay không đủ điều kiện vay, một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ vay là tra cứu lịch sử nợ của người vay.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 31/2024/TT-NHNN:

“Nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”

Hiện nay, lịch sử nợ của khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Nợ sẽ được phân loại căn cứ Điều 10 Thông tư số 31/2024/TT-NHNN như sau:

– Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn;

– Nhóm 2: Nợ cần chú ý;

– Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn;

– Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn;

– Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Dựa theo khái niệm nợ xấu là gì và quy định phân loại các khoản nợ ở trên, những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5  là nợ xấu, những khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 không phải nợ xấu. Việc phân loại nhóm nợ xấu sẽ giúp các tổ chức cho vay dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định liên quan hồ sơ vay.

2. Đối với từng nhóm nợ khác nhau, các Ngân hàng sẽ có quy định về điều kiện cho vay thế chấp riêng đối với từng nhóm nợ

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 31/2024/TT-NHNN về phân loại nợ như sau:

a. Đối với nợ nhóm 1: Là nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này;

Thông thường, khi khách hàng tất toán xong khoản vay cũ thì các Ngân hàng sẽ duyệt vay thế chấp cho nhóm khách hàng này ngay, thực tế khách thuộc nhóm này vẫn được xem là khách hàng có điểm tín dụng tốt.

b. Đối với nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a(ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Vì là nợ cần chú ý nên sau khi khách hàng tất toán xong khoản vay cũ mà có nhu cầu vay thế chấp mới thì thông thường sẽ phải cần đợi sau 01 năm kể từ ngày tất toán xong để có thể tiếp tục vay thế chấp tại Ngân hàng.

Tuy nhiên, thực tế cũng tùy theo chính sách từng Ngân hàng, từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đánh giá về pháp lý khách hàng, về tài sản thế chấp và nhiều yếu tố khác để Ngân hàng sẽ có quy định trình ngoại lệ, trình hồ sơ đặc biệt cho từng trường hợp xem xét có khả năng cho vay và có khả năng trả nợ tốt cho Ngân hàng.

c. Đối với nợ nhóm 3, 4, 5: 

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ký văn bản thu hồi khoản nợ (sau đây gọi là ngày có quyết định thu hồi):

– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng;

– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;

– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;

(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn, bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

(ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này

Đối với nhóm nợ 3, 4, 5 được phân loại là nợ xấu nên hầu hết thực tế hiện nay các Ngân hàng đều không duyệt vay thế chấp đối với các nhóm nợ này do rủi ro cao, khả năng trả nợ của bên vay thấp. Tất nhiên, quá trình đánh giá rủi ro đối với khách hàng không chỉ dựa trên lịch sử nợ xấu mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác, được quy định bởi pháp luật và quy định riêng của từng Ngân hàng.

– Đối với nợ xấu nhóm 3, trong một số trường hợp nhất định, các Ngân hàng vẫn có thể cho khách hàng có nợ nhóm 3 vay thế chấp đi kèm với nhiều điều kiện khắt khe hơn như: Nhóm khách hàng này đã trả toàn bộ cả gốc và lãi nợ trước đó; tài sản thế chấp có giá trị cao (thường là bất động sản); chứng minh thu nhập ổn định; chứng minh việc phát sinh nợ xấu là bởi các lý do khách quan chứ không phải bản thân người vay mất khả năng thanh toán; có kế hoạch sử dụng khoản vay mới một cách cụ thể, khả thi và có lộ trình trả nợ rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế Ngân hàng rất hạn chế, rất ít trường hợp duyệt cho vay đối với khách hàng có lịch sử nợ xấu như thế này.

– Còn đối với nợ nhóm 4, 5 thì hiện nay, khách hàng hầu như không thể vay thế chấp tại Ngân hàng cho dù các điều kiện về tài sản thế chấp, khả năng trả nợ có vượt cao hơn các khách hàng nhóm nợ khác.

Để phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu là một điều đáng tiếc dù nguyên nhân phát sinh là khách quan hay chủ quan. Việc hạn chế cho vay đối với những khách hàng có điểm tín dụng thấp, bị nợ xấu cũng chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng, ổn định hoạt động ngành tài chính nhưng đồng thời cũng để đảm bảo khả năng trả nợ cho bên vay, đảm bảo mục đích sử dụng tiền vay được đúng đắn và góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững. Còn lại, thực tế tùy theo quy định, chính sách từng Ngân hàng, từng thời điểm, áp dụng với từng đối tượng khách hàng cụ thể để Ngân hàng sẽ xử lý, xét duyệt cho người có lịch sử nợ xấu vay vốn thế chấp hay không?

Trên đây là những chia sẻ của Luật sư HT Legal VN về vấn đề: Bị nợ xấu có vay thế chấp tại ngân hàng được không? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Luật sư HT Legal VN.

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 2222 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon