CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

395 lượt xem
5
(1)

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Kỷ luật lao động là một phần quan trọng trong quá trình quản lý lao động của mỗi doanh nghiệp, giúp duy trì trật tự, bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi xử lý các vấn đề liên quan đến kỷ luật lao động, có một số hành vi bị cấm mà người sử dụng lao động cần phải ghi nhớ và tuân thủ để tránh vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ về các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động

I. Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14;

– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộ luật Lao động về Điều kiện lao động và Quan hệ lao động;

– Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

II. Nội dung:

1. Khái niệm về kỷ luật lao động

Theo Điều 117 Bộ luật Lao động 2019: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định“.

Như vậy, so với Bộ Luật Lao động năm 2012, khái niệm về kỷ luật lao động đã mở trộng thêm, không chỉ là những quy định do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động, mà bao gồm cả những quy định pháp luật khác nằm ngoài nội quy lao động.

2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 124 của Bộ luật Lao động thì hiện nay có bốn (04) hình thức xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động được phép áp dụng khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, bao gồm:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Tuy nhiên để đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật lao động được công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, không phải bất cứ hành vi vi phạm nào của người lao động, người sử dụng lao động cũng được xử lý tuỳ ý một trong các hình thức nêu trên. Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

“2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;…”

 

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lí kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

Việc xử lý kỷ luật lao động không mang bản chất trừng phạt tội phạm mà chỉ là những biện pháp xử lý với mong muốn giúp người lao động nhận ra hành vi của mình là hông đúng và khắc phục. Do đó dù người lao động có vi phạm kỷ luật, người sử dụng lao động hoặc người lao động khác không được quyền xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng hay lặng mạ, nhục mạ gây ảnh hưởng đến danh sự, nhân phẩm của người lao động vi phạm.

– Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

– Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

Như đã nêu trên, xử lý kỷ luật là một hình thức xử phạt mang tính răn đe, nhắc nhở và mong muốn người lao động có thể nhận ra và không mắc phải những sai phạm đó, chứ không phải là để người sử dụng lao động trục lợi từ hành vi vi phạm của ngươi lao động. Mục đích của việc đi làm là được hưởng mức lương giúp người lao động trang trải cuộc sống. nếu pháp luật cho phép người sử dụng lao động phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động một mặt sẽ gây chán nản cho người lao động vì mục đích của việc lao động bị ảnh hưởng, một mặt tạo tâm lý “vạch lá tìm sâu” của người sử dụng lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.    

Như đã nêu tại mục 2, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hình thức, mức độ xử phạt các hành vi vi phạm phải được quy định rõ trong nội quy lao động, hợp đồng lao động hoặc trong quy định pháp luật. Mục đích là tạo sự công bằng, minh bạch, người lao động biết trước những hành vi nếu mình thực hiện sẽ bị xử lý như thế nào mà không thực hiện để tránh vi phạm. Tránh trường hợp người sử dụng lao động tuỳ tiện trong xử lý hành vi vi phạm hoặc tuỳ tiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo ý chí chủ quan.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi vi phạm việc xử lý kỷ luật?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, khi sử dụng áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động không đúng với quy định của pháp luật lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức phạt sau:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy trong lĩnh vực lao động việc tuân thủ các quy định về hành vi bị nghiêm cấm là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Mọi hành vi cố ý xâm phạm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và tranh chấp pháp lý. Sau đây là toàn bộ chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động và mức xử phạt vi phạm hành chính.

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon