CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP? (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

156 lượt xem
5
(2)

Ngày nay, các vấn đề nội bộ kinh doanh của các doanh nghiệp cần phải được giữ bí mật tránh tình trạng thông tin quan trọng tiết lộ ra bên ngoài. Vậy làm thế nào để đảm bảo bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành? Trong bài viết này Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ chia sẻ cho tất cả mọi người cách đảm bảo bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

– Căn cứ pháp lý:

1. Luật sở hữu trí tuệ 2005;

2. Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;

3. Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật Sở hữu trí tuệ.

(Sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ).

– Nội dung:

1. Bí mật kinh doanh là gì?

Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Có thể thấy rằng, Mọi doanh nghiệp đều có bí mật kinh doanh. Một số doanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của bí mật kinh doanh và đã xây dựng các chính sách chặt chẽ để bảo đảm sự bảo hộ bí mật kinh doanh của mình chống lại việc bộc lộ có thể gây tổn hại cho công ty.

2. Điều kiện bí mật kinh doanh được bảo hộ

 Căn cứ Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với việc bảo hộ bí mật kinh doanh như sau:

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Như vậy, khi muốn bí mật kinh doanh được bảo hộ doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì việc bảo hộ bí mật kinh doanh mới có hiệu lực.

Ngoài ra, không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ bí mật kinh doanh. Căn cứ Điều 85 Luật sở hữu trí tuệ, các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

1. Bí mật về nhân thân;

2. Bí mật về quản lý nhà nước;

3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;

4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”

3. Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ, Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

–  Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

– Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ;

–  Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Luật sở hữu trí tuệ.

–  Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Vì vậy, các doanh nghiệp lưu ý các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh để doanh nghiệp mình không phải chịu thiệt hại.

4. Thực trạng bảo hộ kinh doanh ở Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ và việc ăn cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn.

Theo Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên cho biết, Ban đầu ông chịu trách nhiệm quản lý công đoạn quan trọng nhất trong 7 bước chế biến, song công việc ngày càng bận rộn, ông phải lựa chọn người có uy tín để chuyển giao. Từng có nhân viên của ông đã bị mua chuộc và chia sẻ thông tin cho đối thủ. Tuy nhiên, do những người này chỉ nắm một phần trong quy trình công nghệ nên công ty vẫn giữ được bí quyết riêng của mình.

Ông Vũ Mạnh Hào – Giám đốc điều hành doanh nghiệp Công ty Rượu và Nước giải khát Anh Đào cho biết, để giữ bí quyết kinh doanh, ông thiết kế hẳn một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Trong quy trình công nghệ, ông Hào cắt ra một công đoạn quan trọng nhất và chỉ một mình ông nắm giữ công thức. “Một phần công thức và quy trình công nghệ được giao cho phòng kỹ thuật đảm trách. Bộ phận này có nhiệm vụ giữ tuyệt đối bí mật. Ngoài ra, công ty cũng áp dụng nguyên tắc hạn chế tối đa khách thăm quan khu vực kỹ thuật, thậm chí ngay cả cán bộ của công ty nếu không được phép cũng không được ra vào”, ông nói.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về việc “ Các vấn đề cần lưu ý khi  khi bảo hộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp ” .Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon