Công nợ của Doanh nghiệp ? Khái niệm công nợ không còn xa lạ trong cuộc sống làm việc hàng ngày của chúng ta, nhưng chắc chắn một điều rằng hiểu cụ thể và đầy đủ về khái niệm này là điều không phải ai cũng biết. Công ty Luật HT LEGAL VN phân tích vấn đề công nợ theo phạm vi sau: Phân loại công nợ? Quản lý công nợ? Lưu ý khi quản lý công nợ? Quy trình cụ thể để quản lý công nợ phải trả và công nợ phải thu như thế nào?
Công nợ của Doanh nghiệp là gì? (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)
1. Phân loại công nợ doanh nghiệp:
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và phải trả của một đơn vị, một tổ chức trong một giai đoạn cụ thể.
Thông thường, công nợ gồm có các loại chính sau:
+ Các khoản phải thu khách hàng: đây được hiểu là các khoản tiền mà doanh nghiệp đã bán sản phẩm hàng hoá, nhân công, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được thu tiền.
+ Các khoản phải trả người bán: đây được hiểu là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ,…phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã nhận của người bán nhưng chưa thanh toán tiền.
+ Các khoản phải thu, phải trả khác.
+ Các khoản tạm ứng.
2. Quản lý công nợ doanh nghiệp:
Quản lý công nợ được hiểu là sự theo dõi, quản lý các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả để doanh nghiệp kiểm soát tình hình tài chính tốt hơn đạt được mục đích lợi nhuận.
Quản lý khoản phải trả:
+ Phân loại người bán, đối tượng khách hàng để có chính sách và quyết định phù hợp.
+ Theo dõi và quản lý từng khoản phải trả, từng hợp đồng, từng giao dịch vì kỳ hạn thanh toán là khác nhau, cũng nên có sự chuẩn bị, đào tạo kĩ lưỡng về măt nhân sự hoặc có Luật sư riêng để thực hiện tốt công việc đàm phán với khách hàng.
+ Quản lý theo từng hóa đơn và hạn thanh toán.
Quản lý khoản phải thu:
+ Có quy trình, chính sách về kinh doanh chuyên nghiệp, rõ ràng để phân loại đối tượng khách hàng, xây dựng từng cấp phân phối … đảm bảo đủ thông tin, số liệu nhằm phục vụ quản lý khách hàng tốt nhất.
+ Thực hiện đánh giá, cải thiện và xây dựng quy trình, quy định liên quan đến hiệu quả của khoản phải thu, đặc biệt trong phương thức chuyển tiền đảm bảo thời gian chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng tốc độ quay vòng tiền.
+ Triển khai sử dụng phần mềm quản lý công nợ và tham khảo tư vấn của Công ty Luật có chức năng xử lý nợ chuyên nghiệp nhằm giúp quá trình quản lý công nợ nhanh chóng, tiện lợi và thông minh.
+ Xây dựng, rà soát các hợp đồng, văn bản hoặc thuê Công ty Luật chuyên nghiệp tư vấn và soạn thảo các văn bản quan trọng của doanh nghiệp nhằm đảm bảo pháp lý, quy định đúng và đủ về điều khoản thanh toán, điều khoản phạt và các quyền lợi khách nhằm bảo vệ doanh nghiệp và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh tranh chấp.
+ Xây dựng chính sách công nợ phù hợp, cập nhật thường xuyên tình hình vay vốn, sử dụng tín dụng của từng đối tượng khách hàng để có sự kiểm soát, quản lý thích hợp.
+ Thu hồi nợ: cần xây dựng chính sách chiết khấu, thanh toán hợp lí.
+ Đặc biệt, trước tình trạng đối tác nợ ngày càng cố chấp, chây ỳ, chiếm dụng tiền và nhiều thủ đoạn khác, doanh nghiệp cần thuê Công ty Luật có chuyên môn về thu nợ để hỗ trợ xử lý hiệu quả, đảm bảo dòng tiền thu về nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí và cả nhân lực, thời gian cho vấn đề thu hồi khoản phải thu.
3. Lưu ý khi quản lý công nợ doanh nghiệp:
Đối với khoản phải trả:
+ Riêng khoản phải trả cho nhà nước, người lao động, thuế, phí phải thực hiện ưu tiên chi đúng pháp luật và đúng thời hạn.
+ Đối với các khoản phải trả mà chưa đầy đủ chứng từ, chưa có hoá đơn thì yêu cầu bộ phận kế toán theo dõi chi tiết ở ngoài, khi có đủ chứng từ, hoá đơn thì cập nhật kịp thời vào sổ sách.
+ Cần theo dõi và hạch toán chính xác, chi tiết từng nhà cung cấp, từng đối tượng đảm bảo thời hạn phải thanh toán cho đối tác, nhà cung cấp đúng hạn, đầy đủ và đảm bảo chữ tín.
+ Tham vấn Công ty Luật và các chuyên gia về cơ cấu dòng tiền, phương pháp cân đối khoản phải trả và các giải pháp pháp lý, tài chính khác nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý công nợ.
Đối với khoản phải thu:
+ Có kế hoạch, quy trình hạch toán và theo dõi chi tiết từng đối tượng, từng lần phát sinh, theo dõi hạn thanh toán để đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn.
+ Luôn đảm bảo việc thu thập chứng từ, hồ sơ liên quan công nợ khách hàng đầy đủ và lưu trữ cẩn thận. Việc đối chiếu công nợ vào cuối tháng cần có biên bản đối chiếu công nợ giữa doanh nghiệp với từng đối tác.
+ Bên cạnh bộ phận quản lý công nợ, doanh nghiệp cần tham vấn Công ty Luật chuyên về xử lý công nợ đối với các khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi để kịp thời có hướng giải quyết sớm, tránh để tình trạng thất thoát tiền của công ty một thời gian dài, dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn tiền không hiệu quả.
4. Quy trình quản lý công nợ doanh nghiệp:
Đối với khoản phải trả, cần lưu ý quy trình song song 4 vấn đề:
+ Quản lý nhà cung cấp, thường xuyên cập nhật danh mục nhà cung cấp.
+ Ghi nhận công nợ, thường xuyên theo dõi và ghi nhận công nợ đảm bảo kịp thời và hợp lý.
+ Thanh toán (thanh toán công nợ hoặc trả trước)
+ Bù trừ công nợ.
Đối với khoản phải thu, cần lưu ý vấn đề sau:
+ Thuê Công ty Luật chuyên nghiệp để chuyên xử lý nợ và thu hồi công nợ cho doanh nghiệp, bên cạnh đào tạo, xây dựng bộ phận quản lý chuyên môn công nợ chuyên biệt, xây dựng chính sách chi trả rõ ràng để tránh những rủi ro ngoài tầm kiểm soát.
+ Xây dựng quy trình quản lý công nợ phải thu hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân làm việc với khách hàng, quy định cụ thể cách thức nhắc nhở khách hàng, cũng như thời gian nhắc nhở hoặc theo quy trình quản lý và xử lý nợ chuyên nghiệp của Công ty Luật theo Hợp đồng pháp lý ký kết giữa hai bên.
+ Luôn tiến hành một cách nhanh nhất việc gửi chứng từ, thư nhắc nợ hoặc hóa đơn đến khách hàng để có thể thu hồi được tiền trong thời gian ngắn nhất, kết hợp chặt chẽ với Công ty Luật chuyên nghiệp để đảm bảo dòng tiền thu về nhanh nhất có thể.
+ Thường xuyên kết hợp với Công ty Luật, đôn đốc bộ phận nhắc nợ liên tục đốc nợ, theo dõi và đẩy nhanh tiến độ thu hồi khoản phải thu, ngay cả việc tiến hành thương lượng, đe doạ và cả các biện pháp tố tụng nếu có hành vi chây ỳ hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của đối tác.
Với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh đội ngũ nhân viên và quy trình quản lý và xử lý nợ chuẩn và hiệu quả, các giải pháp pháp lý sẽ đi kèm với giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro đảm bảo việc HT Legal VN giải quyết triệt để vấn đề công nợ và dòng tiền của doanh nghiệp quay vòng liên tục, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Bài viết thể hiện quan riêng của HT Legal VN
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN (HT LEGAL VN LAW FIRM)
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040