HƯỚNG DẪN SOẠN ĐƠN VÀ CÁCH KHÁNG CÁO VỤ ÁN DÂN SỰ (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

100 lượt xem
5
(2)

– Tiêu đề đơn: Ghi rõ “ĐƠN KHÁNG CÁO”.
– Kính gửi: Ghi tên “Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo”
– Thông tin người kháng cáo: Ghi đầy đủ họ tên, CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại, fax, và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

HƯỚNG DẪN SOẠN ĐƠN VÀ CÁCH KHÁNG CÁO VỤ ÁN DÂN SỰ

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Đơn kháng cáo vụ án dân sự là một văn bản quan trọng giúp bạn yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xét xử lại vụ án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng đơn kháng cáo trong vụ án dân sự:

1. Nội dung cần có trong đơn kháng cáo vụ án dân sự:

Bạn có thể tham khảo một số mẫu đơn kháng cáo sau:

Mẫu đơn kháng cáo: Mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Đơn kháng cáo – mẫu HT Legal VN

Theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015), đơn kháng cáo phải bao gồm các nội dung chính sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo.

– Thông tin của người kháng cáo: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có).

– Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

– Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo.

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

2. Các bước điền đơn kháng cáo vụ án dân sự:

– Tiêu đề đơn: Ghi rõ “ĐƠN KHÁNG CÁO”.

– Kính gửi: Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện: cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh);

Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

Lưu ý: Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

– Thông tin người kháng cáo: Ghi đầy đủ tên, CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại, fax, và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Nếu người kháng cáo là cá nhân: ghi họ tên của cá nhân đó;

Nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác: ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo

Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức: ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

– Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo

Ví dụ: là nguyên đơn/bị đơn trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…

– Nội dung kháng cáo: Ghi rõ bạn kháng cáo toàn bộ hay một phần của bản án, quyết định nào của Tòa án cấp sơ thẩm.

Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).

– Lý do kháng cáo: Trình bày rõ ràng lý do bạn không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm và yêu cầu cụ thể của bạn.

– Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung: phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).

– Chữ ký

Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Xem mẫu điền sau đây:

3. Một số lưu ý khi thực hiện kháng cáo:

–     Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

–     Phương thức nộp đơn kháng cáo

Đơn kháng cáo có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của BLTTDS 2015.

Ngoài ra, kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Công ty Luật TNHH HT Legal VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com    Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040 – 09 2222 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon