1. Khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì chia thế nào? Nợ chung ai có trách nhiệm trả?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng phải cùng trả nợ trong các trường hợp:
– Các khoản nợ do cả hai người cùng xác lập;
– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…
Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ do một bên thực hiện nhưng:
– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Do một bên ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
– Do một bên đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…
Vậy, những khoản nợ phát sinh trong các trường hợp nêu trên được xác định là nợ chung của hai vợ chồng và cả hai người phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ dù đã ly hôn. Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi ly hôn, đối với khoản nợ chung, nếu không có thỏa thuận khác thì vợ chồng bắt buộc phải cùng nhau trả.
2. Thủ tục giải quyết khi chia tài sản đang thế chấp khi ly hôn thế nào?
Khi ly hôn mà phát sinh trường hợp chia tài sản đang thế chấp Ngân hàng hoặc phát sinh khoản vay chung thì thủ tục giải quyết sẽ phức tạp hơn.
Thông thường, khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:
– Về quan hệ giữa cha, mẹ và con.
– Về quan hệ hôn nhân.
– Về chia tài sản.
Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp tại Ngân hàng thì Tòa án phải lấy ý kiến của Ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng như thế nào.
Quá trình giải quyết vụ việc, vợ, chồng không được chuyển nhượng, bán, tặng cho, trao đổi, thay thế hoặc thực hiện các hành vi chuyển dịch khác đối với tài sản thế chấp và chỉ được nhận lại tài sản khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc tài sản đã được xử lý theo quy định pháp luật.
Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với bên thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng thì phương án giải quyết thông thường là:
Phương án 1: Thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình. Lúc này, Tòa án có thẩm quyền sẽ xử lý phân chia tài sản theo quy định chung và loại trừ ý kiến Ngân hàng ra khỏi vụ việc.
Phương án 2: Thỏa thuận và được sự đồng ý của Ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nội dung thỏa thuận này để giải quyết.
Để được tư vấn pháp luật và có hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040