Luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự được xem là hoạt động điển hình của Luật sư khi tham gia tranh tụng tại Tòa án. Khác với Luật sư tham gia tranh tụng trong các loại án như: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Sở hữu trí tuệ, Lao động (Luật sư chủ yếu bảo vệ thân chủ quyền đối với tài sản), Luật sư tham gia tranh tụng vụ án hình sự trước hết phải am hiểu quyền về con người, quyền bảo vệ danh dự, uy tín, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người rồi mới xem xét vấn đề quyền về tài sản. Luật sư tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng và chuyên nghiệp hóa hoạt động tranh tụng của Luật sư đặc biệt là hoạt động tranh tụng của Luật sư trong lĩnh vực hình sự.
LUẬT SƯ TRANH TỤNG VỤ ÁN HÌNH SỰ (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH)
Luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự được xem là hoạt động điển hình của Luật sư khi tham gia tranh tụng tại Tòa án. Khác với Luật sư tham gia tranh tụng trong các loại án như: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Sở hữu trí tuệ, Lao động (Luật sư chủ yếu bảo vệ thân chủ quyền đối với tài sản), Luật sư tham gia tranh tụng vụ án hình sự trước hết phải am hiểu quyền về con người, quyền bảo vệ danh dự, uy tín, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người rồi mới xem xét vấn đề quyền về tài sản. Luật sư tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng và chuyên nghiệp hóa hoạt động tranh tụng của Luật sư đặc biệt là hoạt động tranh tụng của Luật sư trong lĩnh vực hình sự.
Tư cách Luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự.
Luật sư tham gia trong vụ án hình sự với 2 tư cách:
- Người bào chữa
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự).
- Ngoài ra, Luật sư còn tham gia vào vụ án hình sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Luật sư tham gia với tư cách là Người bào chữa:
Căn cứ khoản 1 Điều 72 của Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.”
Lưu ý: Một Luật sư có thể tham gia bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau và nhiều Luật sư cũng có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
– Thời điểm Luật sư tham gia bào chữa:
Căn cứ Điều 74 của Bộ luật tố tụng Hình sự thì: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
– Quyền của Luật sư khi tham gia bào chữa trong vụ án hình sự:
a) Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam và người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
Luật sư tham gia với tư cách là: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Căn cứ khoản 1 Điều 84 của Bộ luật tố tụng Hình sự quy định Luật sư tham gia với tư cách là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Khi Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại thì vai trò của Luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại đã bị xâm phạm bởi bị can, bị cáo mà còn bảo vệ bị hại bởi hoạt động không vô tư, thiếu trách nhiệm (nếu có) của Cơ quan tiến hành tố tụng.
– Quyền của Luật sư khi tham gia với tư cách là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thủ tục đăng ký Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
– Các giấy tờ cần phải nộp để đăng ký: Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
– Thủ tục đăng ký:
Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra (trong trường hợp không tổ chức trực ban hình sự chung), trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi nhận được hồ sơ đăng ký, đối với Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ việc, vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc. Đối với đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.
Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Luật sư tranh tụng chuyên môn lĩnh vực Hình sự của Luật sư tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định rõ ràng về tư cách đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp để giải quyết các vụ việc của khách hàng một cách tận tâm và hiệu quả nhất.
LUẬT SƯ TRANH TỤNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040