LUẬT SƯ TƯ VẤN THI HÀNH ÁN: AI CÓ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH BẢN ÁN/ QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

446 lượt xem
5
(10)

Sau khi Tòa án hoặc Trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ việc và ra phán quyết bằng Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực pháp luật mà Người phải thi hành án (Người có nghĩa vụ) họ không tự nguyện thi hành theo phán quyết đó thì ai là người có trách nhiệm “cưỡng chế” buộc phải thi hành?

Luật sư chuyên tư vấn lĩnh vực thi hành án của Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (gọi là Luật THADS) về trách nhiệm thi hành Bản án hoặc Quyết định dân sự, cụ thể như sau:

Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan, tổ chức, cá nhân với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên (Điều 11 Luật THADS).

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này.

– Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ai là người được giao nhiệm vụ thi hành Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật?

Theo Điều 17 Luật THADS quy định, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 Luật THADS, Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.

Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Luật THADS như sau:

– Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền. 

– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.

– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.

– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.

– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.

– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.

– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

– Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Những việc Chấp hành viên không được làm khi thi hành Bản án, Quyết định dân sự.

Khi thi hành nhiệm vụ thi hành Bản án, Quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, bên cạnh nhiệm vụ, quyền hạn nhà nước giao. Theo Điều 21 Luật THADS quy định Chấp hành viên không được làm những việc sau đây:

– Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.

– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.

– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.

– Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.

– Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; 

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.

– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Với đội ngũ Luật sư và Cố vấn pháp lý giàu kinh nghiệm và kiến thức pháp lý chuyên sâu về lĩnh vực thi hành án dân sự, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xem xét, phân tích, đưa ra phương án và giải quyết một cách toàn diện các vấn đề, tình huống pháp lý liên quan đến quá trình thi hành án với Cơ quan thi hành án và các bên có liên quan nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hiệu quả nhất cho khách hàng.

Liên hệ Luật sư điều hành Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư chuyên tư vấn và giải quyết vụ việc tại giai đoạn thi hành án của Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh theo thông tin sau:

Email: info@htlegalvn.com

Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 0901614040

Website:www.htlegalvn.com – www.luatsutphochiminh.vn – www.luatsutphanoi.vn

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 10

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon