LUẬT SƯ TƯ VẤN XỬ LÝ NỢ: CHỦ NỢ CÓ ĐƯỢC QUYỀN CHIẾM GIỮ TÀI SẢN HAY “SIẾT NỢ” ĐỂ CẤN TRỪ NỢ KHÔNG? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

1K lượt xem
5
(4)

Quan hệ cho vay, mượn tiền hoặc công nợ giữa các bên là một quan hệ dân sự, theo đó nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bên còn lại (chủ nợ) có quyền yêu cầu thanh toán hoặc khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu kê biên, phong tỏa tài sản của bên nợ nhằm tránh việc tẩu tán tài sản, ngoài ra nhằm đảm bảo cho việc thi hành án.

Quan hệ cho vay, mượn tiền hoặc công nợ giữa các bên là một quan hệ dân sự, theo đó nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bên còn lại (chủ nợ) có quyền yêu cầu thanh toán hoặc khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu kê biên, phong tỏa tài sản của bên nợ nhằm tránh việc tẩu tán tài sản, ngoài ra nhằm đảm bảo cho việc thi hành án.

Nhưng nếu chỉ trông mong việc giải quyết của Tòa án hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, để mặc cho bên nợ chây ỳ và không hợp tác thanh toán nợ thì phải làm sao? còn cách nào tốt hơn?

Thực tế, rất nhiều trường hợp chủ nợ tiến hành siết nợ bất kỳ khoản tiền hoặc tài sản nào của bên nợ hoặc chiếm giữ tài sản của con nợ nhằm tiến hành nhanh việc thu hồi tài sản. Tuy nhiên, hành vi trên là đúng hay sai, cần nghiêm túc nhìn nhận trên phương diện pháp luật, thượng tôn pháp luật.

Pháp luật có cho phép chiếm giữ tài sản người khác hoặc siết nợ hay không?

Về nguyên tắc, xét riêng mặt ngữ nghĩa thì hành động chiếm giữ tài sản người khác hoặc siết nợ đã là trái đạo đức vì nó hoàn toàn thuộc trường hợp ép buộc người khác, là hành vi trái với ý muốn của người khác thì tất nhiên gây ra sự không bình đẳng, không công bằng khi thực hiện hành vi này.

Về quy định pháp luật, Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Như vậy, nếu không có thỏa thuận hoặc không được sự đồng ý của Chủ sở hữu hoặc pháp luật quy định thì không ai có quyền chiếm giữ trái phép hoặc tước đoạt tài sản trái ý muốn của người khác (siết nợ). Chủ sở hữu họ có quyền ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình thông qua ủy quyền hợp pháp, trừ pháp luật có quy định khác.

Việc “siết nợ” hay chiếm giữ trái phép tài sản người khác, thông thường là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần người khác (kể cả con nợ) nhằm đạt được mục đích chiếm giữ hoặc chiếm đoạt tài sản ngoài ý muốn của người khác, điều này hoàn toàn vi phạm pháp luật mà chiếu theo quy định pháp luật thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm cơ bản sau:

Tội Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017), cụ thể là hành vi chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần con nợ nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Mức phạt là phạt tù từ 1 năm đến 20 năm, phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội Cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017), cụ thể là hành vi chủ nợ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác khống chế làm cho người bị tấn công (là chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp tài sản”. Mức phạt là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; nếu gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân hoặc tùy vào giá trị tài sản khi chiếm đoạt mà có thể bị phạt đến tù chung thân; ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người chuẩn bị thực hiện việc “siết nợ” cũng có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tùy theo hành vi và mức độ hậu quả.

Ngoài ra, một số hành vi sau đây chủ nợ cũng nên lưu ý vì có thể dẫn đến trái đạo đức và trái pháp luật:

+ Khủng bố gọi điện thoại, nhắn tin liên tục mọi thời điểm và liên tục trong khi người mắc nợ có trình bày và đã phản hồi nhưng cố ý tiếp tục làm như vậy.

+ Khủng bố bằng thông tin, hình ảnh, lời nói hoặc video trên các trang mạng, zalo, facebook, telegram… để uy hiếp, gây sức ép tinh thần hoặc đe dọa bằng các hành vi trái pháp luật đối với người mắc nợ hoặc người thân, người liên quan đến họ.

+ Tổ chức tụ tập đông người đến nhà hoặc gia đình người thân của người mắc nợ với hành vi la lối hoặc gây mất trật tự công cộng hoặc công việc kinh doanh của họ.

+ Thực hiện các hành vi có tính chất côn đồ, đe dọa hoặc bất chấp đạo đức và pháp luật khác trên internet, điện thoại và công cụ khác…

Làm sao khi con nợ chậm hoặc bất hợp tác trả nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ thanh toán?

Đầu tiên, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc pháp luật vì pháp luật được đặt ra là để bảo vệ tất cả mọi người, tạo sự công bằng, để không ai xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ai cả và nếu vi phạm thì phải bị pháp luật trừng trị. Nghĩa là chúng ta chỉ được thực hiện những phương án, giải pháp mà pháp luật không cấm.

Thứ hai, tuân thủ triển khai phương pháp đòi nợ theo quy tắc hợp pháp như sau:

– Thông báo, đôn đốc và nhắc nhở việc trả nợ

– Trao đổi qua điện thoại hoặc phương tiện khác

– Yêu cầu gặp trực tiếp làm việc và lập lại bằng biên bản

– Xác minh thông tin pháp lý của người mắc nợ và xác minh thông tin tài sản có liên quan đến người mắc nợ.

– Tích cực trao đổi phương án hoặc nhờ người có uy tín hỗ trợ xử lý, hòa giải

– Cho phương án hợp lý hợp tình và tạo điều kiện để hai bên thỏa thuận

– Vừa làm việc, nhắc nợ vừa thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu phải ra Tòa án, Công an.

– Khởi kiện dân sự ra Tòa án hoặc Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự

– Nhờ Luật sư và Công ty luật chuyên tư vấn xử lý nợ, đòi nợ có chuyên môn và kinh nghiệm để có giải pháp xử lý và thu hồi khoản nợ đúng pháp luật và hiệu quả.

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh luôn tư vấn và giải quyết vấn đề nợ theo phương pháp đòi nợ tập trung vào tính hiệu quả, với cường độ và mức độ xử lý phù hợp tình hình thực tế và tùy thuộc vào từng đối tượng, tính chất hành vi và thời điểm giải quyết để vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa không vi phạm quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Liên hệ Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com                                   

Hotline: 0961614040 – 0922224040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon