Đối với vụ án hình sự, nếu quá trình xét xử hai cấp vẫn còn nhiều sai sót hay vi phạm trình tự thủ tục tố tụng thì sẽ được xem xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật để đảm bảo mọi việc xét xử khách quan, đúng pháp luật. bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Cụ thể, đó là thủ tục giám đốc giám đốc thẩm vụ án hình sự.
Giám đốc thẩm được định nghĩa tại Điều 370 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.”
Căn cứ Điều 371 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”
Đồng thời, theo Điều 373 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Từ các quy định trên, có thể thấy khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự thì có thể nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.
Nhằm giúp quá trình soạn thảo đơn yêu cầu được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật, Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh xin chia sẻ biểu mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự: TẠI ĐÂY
Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040