NHỮNG PHƯƠNG ÁN NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BỊ NỢ LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

110 lượt xem
0
(0)

NHỮNG PHƯƠNG ÁN NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BỊ NỢ LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Trong tình trạng nền kinh tế khó khăn hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng trả lương đầy đủ cho tất cả nhân viên của họ, hoặc đôi khi một số doanh nghiệp lại cố tình nợ lương, kéo dài thời gian thanh toán lương cho người lao động của mình. Người lao động trong mối quan hệ lao động luôn là bên yếu thế hơn do phụ thuộc về mặt kinh tế, họ cần công ăn việc làm để có thu nhập trang trải cuộc sống. Vậy làm thế nào để người lao động có thể xử lý cũng như đòi lại quyền lợi cho người lao động khi bị công ty nợ lương? 

Đối với vấn đề này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ với Quý bạn đọc như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14;

– Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động

II. Nội dung: 

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:

“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

Sau đây là các cách thức để giải quyết khi người sử dụng lao động nợ lương:

1. Gửi đơn yêu cầu/Khiếu nại trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty nơi mình đang làm việc để yêu cầu trả tiền lương

Đây là phương án thuận tiện và ít tốn chi phí nhất. Mặt khác, đây cũng là phương án mang tính bền vững, nếu bên phía công ty và người lao động thỏa thuận được với nhau thì về sau người lao động vẫn có thể tiếp tục ở lại làm việc tại công ty mà không phải lo lắng vấn đề bị chèn ép do từ đầu họ đã có cách ứng xử lịch sự và nhẹ nhàng. 

Tuy nhiên, nếu vẫn không thỏa thuận được với công ty về thời gian trả nợ thì phương án tiếp theo là:

2. Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì Người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).

3. Khởi kiện tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 1, 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019:

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 về Kỳ hạn trả lương: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày đến hạn phải trả lương.

Tại điều khoản này, pháp luật cũng quy định về biện pháp đền bù như sau: nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các phương án giải quyết vấn đề bị nợ lương của người lao động.

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon