NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẦN BIẾT VỀ QUYỀN GIÀNH NUÔI CON SAU LY HÔN (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

5K lượt xem
5
(7)

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẦN BIẾT VỀ QUYỀN GIÀNH NUÔI CON SAU LY HÔN

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Khi một cặp vợ chồng quyết định ly hôn, một trong số những vấn đề quan trọng mà họ cần giải quyết là việc nuôi dưỡng con cái trong trường hợp họ đã có con chung. Trong một số trường hợp, một bên muốn giành được quyền nuôi con cái để đảm bảo các điều kiện sống tốt nhất cho con, hoặc để bảo vệ con khỏi một bên có hành vi bạo lực, ngược đãi con gây ảnh hưởng đến… Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn? Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ giúp bạn hiểu rõ một số quy định cơ bản cần biết về quyền giành nuôi con sau ly hôn.

I. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

II. Nội dung

1. Quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được quy định như sau:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

2

2. Điều kiện về giành quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định nêu trên, cha mẹ sau ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Trong trường hợp thoả thuận không thành công, người muốn nuôi dưỡng cần chứng minh khả năng của mình phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con theo điều kiện sau đây:

a. Điều kiện về vật chất

+ Có nơi ở ổn định 

+ Đảm bảo tài chính vững vàng

+ Công việc ổn định

b. Điều kiện về tinh thần 

+ Thời gian chăm sóc, giáo dục

+ Đảm bảo tình thương, không có hành vi bạo hành, hay tiếp xúc với tệ nạn xã hội

+ Tạo điều kiện lý tưởng về môi trường sinh sống, học tập, vui chơi, giải trí cho con

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, độ tuổi của con cũng là một điều kiện cần xem xét đến khi pháp luật có quy định rõ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với trẻ từ 07 tuổi trở lên có quyền chọn người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng theo nguyện vọng của con.

3. Điều kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái không phải lúc nào cũng cố định. Trong một số trường hợp vẫn có thể thay đổi theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

4

4. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái sau ly hôn

a. Quyền thăm nom

Dù không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng nhưng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ tình cảm thiêng liêng của cha, mẹ đối với con cái, cha, mẹ vẫn được quyền thăm nom con cái mà không ai được phép cản trở. Nhưng Toà án có quyền ra quyết định hạn chế quyền thăm nom theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014 nếu họ lạm dụng quyền thăm nom để gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ bằng các hành vi: 

“a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

b. Nghĩa vụ cấp dưỡng 

Theo đó, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người con; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 10-35% mức thu nhập của người cấp dưỡng, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy mà phải xem xét toàn diện mọi mặt, điều kiện, khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và cũng có thể thay đổi mức cấp dưỡng này theo từng thời điểm và yêu cầu của những người liên quan.

Như vậy, ngoài quyền thăm nom thì cha, mẹ cũng cần có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng đối với người đang trực tiếp nuôi dưỡng con chung thay mình.

Cha, mẹ cần trang bị những kiến thức pháp lý cơ bản về quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con để nắm và áp dụng phù hợp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con và của bản thân mình, cũng nhằm tránh các hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền lợi của người khác. Quan trọng hơn hết ngoài việc giành được quyền nuôi con là phải làm sao con cái được dưỡng dục trong một môi trường an toàn, hạnh phúc và toàn diện.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về vấn đề “Những quy định pháp luật liên quan đến quyền giành nuôi con sau ly hôn”. 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 404

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 7

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon