NỢ XẤU NGÂN HÀNG THÌ BỊ ẢNH HƯỞNG GÌ? (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH))

138 lượt xem
0
(0)

Nợ xấu ngân hàng là gì ?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Thời gian trả chậm càng dài thì nhóm nợ xấu càng cao và rất khó có thể giải quyết.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

– Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

– Nhóm 2 – nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

– Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;

– Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

– Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ quá hạn là đề cập đến nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Nợ xấu là chỉ bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Nợ xấu ngân hàng thì bị ảnh hưởng gì?

Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng thì sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu, theo đó bạn sẽ không thể vay tiền ở bất cứ Ngân hàng hay công ty tài chính nào. Chỉ khi nào bạn thanh toán hết khoản dư nợ còn thiếu và trải qua thời gian thử thách theo quy định thì mới được phép vay tiếp. Ngoài ra thì người thân chung sổ hộ khẩu thì cũng bị ảnh hưởng rất nhiều hoặc có thể không thể vay tiền được tại Ngân hàng tùy theo quy định riêng từng Ngân hàng.

Ngoài ra, khi bị nợ xấu ngân hàng, bạn sẽ bị tính phí phạt quá hạn rất cao. Khoản phí này sẽ bằng 150% lãi suất gốc của khoản vay. Lãi suất được tính dựa trên số tiền gốc, lãi quá hạn nhân với thời gian quá hạn thực tế. Cho nên số tiền phạt sẽ cao hơn gấp nhiều lần, để càng lâu thì số tiền phạt càng cao. Với những khoản vay có giá trị tài sản cao thì việc tính lãi suất quá hạn khi bị nợ xấu của Ngân hàng khiến nghĩa vụ trả nợ ngày càng tiệm cần gần ngay đến giá trị tài sản và bạn có khả năng để mất luôn tài sản thế chấp.

Nợ xấu ngân hàng có bị khởi kiện không?

Tất nhiên sẽ tùy theo từng khoản vay, từng hành vi để cấu thành tội phạm hay chỉ là vấn đề dân sự. Ngân hàng khởi kiện bạn là chắc chắn nếu bạn bất hợp tác hoặc họ đã sử dụng hết các phương án theo luật định mà không xử lý được khoản nợ.

Bạn nên có phương án xử lý khoản nợ của mình phù hợp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình dù khả năng trả nợ của mình như thế nào?

Làm cách nào để xóa nợ xấu ngân hàng ?

Để không bị nợ xấu ngân hàng, bạn cần phải thanh toán hết số dư nợ gốc, phí, lãi còn thiếu. Phải thanh toán hết nợ thì sau đó Ngân hàng sẽ xóa tên bạn khỏi danh sách nợ xấu. Tuy nhiên, bạn cần phải vượt qua thời gian thử thách theo quy định, nợ nhóm 2 là: 12 tháng, còn nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là: 5 năm. Trong thời gian này nếu vi phạm thì sẽ bị đưa lại danh sách nợ xấu nặng hơn.

Trường hợp cần tư vấn pháp luật cụ thể về nội dung này, Quý khách hàng liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon