PHÂN TÍCH TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG, ĐỊNH TỘI: HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG INTERNET, MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ ĐỂ PHẠM TỘI (LUẬT SƯ BẢO VỆ, BÀO CHỮA UY TÍN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH)

469 lượt xem
5
(6)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tội phạm sử dụng công nghệ cao làm công cụ, phương tiện phạm tội có chiều hướng gia tăng.  Sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ phân tích rõ hơn tình tiết định khung tội “Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.

Cơ sở pháp lý:

 – Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Nội dung:

1. Tình tiết định khung:

Khung hình phạt được phân loại tương ứng với cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm được phân thành ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Theo Bộ Luật Hình sự thì “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thuộc khung hình phạt tăng nặng. Nó được áp dụng đối với đối tượng có hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội được quy định ở khung hình phạt cơ bản, cần áp dụng biện pháp xử lý mạnh hơn để có tính răn đe cao đối với người phạm tội. Như vậy, khi xác định được các tình tiết định khung mà nhà làm luật soạn ra thì Tòa án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đối với người phạm tội.

 

Ví dụ: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội vu khống mà thuộc trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 156 Bộ Luật Hình sự.

– Ví dụ tình tiết định tội, tình tiết định khung đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ Luật Hình sự)

2. Tình tiết định tội

Đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ Luật Hình sự) các tình tiết định tội bao gồm các tình tiết sau đây:

Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi như sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ,…

– Về mặt khách thể của tội phạm

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, trật tự an toàn công cộng, cụ thể là xâm phạm hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, môi trường giao dịch điện tử, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng.

– Về mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàn hóa, dịch vụ;

+ Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về công cụ, phương tiện: hoạt động thông qua môi trường mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và đối tượng phạm tội không có sự tiếp xúc trực tiếp với người bị hại.

Về hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm này, tuy nhiên hậu quả do hành vi phạm tội gây ra lại là tình tiêt định khung tăng nặng hình phạt.

– Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, về độ tuổi theo Điều 12 Bộ Luật Hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi vi phạm theo quy định tại khoản 3 của tội này phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi phạm tội.

3. Khung hình phạt

Căn cứ theo quy định tại Điều 290 Bộ Luật Hình sự, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có các khung hình phạt sau đây:

– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, khung phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau đây:

+ Có tổ chức

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên

+ Có tính chất chuyên nghiệp

+ Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

+ Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng

+ Tái phạm nguy hiểm

– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, khung phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ

– Khung hình phạt tăng nặng thứ tư có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng như sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên

+ Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là một số nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về tình tiết định khung của tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội. Để được tư vấn rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động tranh tụng về lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 6

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon