QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC ĐỔI TIỀN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN LƯU THÔNG ( LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

345 lượt xem
0
(0)

Mỗi dịp Tết đến xuân về, dịch vụ đổi tiền ngày càng nở rộ để phục vụ mục đích mừng tuổi trong dịp lễ này. Nắm bắt được nhu cầu, có rất nhiều đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp, trong đó bao gồm hành vi đổi tiền thật thành tiền giả.

Trên các trang mạng xã hội, hàng loạt bài viết công khai cũng như các hội, nhóm kín về đổi tiền lẻ, tiền mới hoạt động sôi nổi với số lượng thành viên tham gia đông đảo. Chỉ cần tìm kiếm cụm từ “đổi tiền lẻ”, “đổi tiền mới” trên mạng xã hội Facebook, Zalo, ngay lập tức xuất hiện hàng nghìn bài viết quảng cáo về các dịch vụ đổi tiền. Bên cạnh những lời mời chào hấp dẫn như “phí đổi thấp”, “cam kết tiền thật”, “tiền nguyên seri”, mức chênh lệch cạnh tranh… để thu hút sự quan tâm của người có nhu cầu, họ còn sẵn sàng giao tiền tận nơi và cho kiểm tra trước khi nhận tiền. Việc thỏa thuận giá chênh lệch, mệnh giá tiền cần đổi, số lượng, địa chỉ giao nhận… được trao đổi qua tin nhắn. Phí đổi tiền có thể rơi vào khoảng 10 – 15% tổng số tiền quy đổi.

Người đổi có nguy cơ bị lừa rất cao do “nắm đằng lưỡi” vì phần lớn các tài khoản quảng cáo đổi tiền không có thông tin, địa chỉ cụ thể, rõ ràng; trong khi đó, người đổi lại phải chuyển trước một khoản tiền để đặt cọc. Không ít người vì nhẹ dạ cả tin đã không liên lạc được với người nhận đổi tiền sau khi đặt cọc, có trường hợp bị trộn tiền cũ hoặc bị “rút ruột” …

Đối với tình trạng này, HT Legal VN có bài viết sau đây để cảnh báo cho người dân những rủi ro pháp lý đối với loại hình dịch vụ này:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015;

– Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

– Nghị định số 143/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

– Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 quy định về thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

2. Nội dung:

Theo Điều 12, Điều 13 Thông tư số 25/2013/TT-NHNN quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, chỉ những tổ chức được Nhà nước cho phép như: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng (trong đó có ngân hàng), Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho tổ chức, cá nhân. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động thu, đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.

Như vậy, việc đổi tiền mới là đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo (Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông, bảo quản; Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc) chứ không phải đổi từ tiền cũ vẫn sử dụng được qua tiền mới và mọi người có thể đổi tiền bất cứ thời điểm nào.

Do đó, việc đổi tiền lẻ và hưởng chênh lệch là hành vi vi phạm pháp luật. Theo điểm a khoản 5 điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;”

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân còn mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền mới để thu lời được xem là thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng. Đối với cá nhân có hành vi trên thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Trường hợp từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thì Đơn vị từ chối cũng sẽ bị xử phạt. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Nghị định nêu trên và Nghị định số 143/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định: “2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng không đúng quy định của pháp luật.

b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.

Ngoài ra, trường hợp lợi dụng hành vi đổi tiền để lừa tiền cọc hoặc đổi thành tiền giả, người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm tội hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” lần lượt theo Điều 174 và Điều 207 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực dân sự, hình sự. Chúng tôi tự tin và hoàn toàn có thể tư vấn, đại diện pháp lý cho Quý khách hàng để xử lý tranh chấp trong các lĩnh vực này. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon