TẠI SAO CẦN CÓ LUẬT SƯ THAM GIA VỤ ÁN HÌNH SỰ( LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

241 lượt xem
5
(3)

Trong những năm trước đây của nước ta, Luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò mờ nhạt, thậm chí còn mang tính hình thức do những hạn chế trong quy định của pháp luật thời bấy giờ. Tuy nhiên, sau khi Luật Luật sư ra đời cùng với những tranh luận, đối đáp của Luật sư với những người giữ quyền công tố (Viện kiểm sát) trong các vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế đã thu hút sự chú ý của dư luận thì vai trò của Luật sư ngày càng rõ ràng và quan trọng hơn cả trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật khách quan và quyền con người.

Sau đây, Công ty Luật HT Legal VN sẽ phân tích những quy định pháp luật về việc vai trò của luật sư tham gia trong vụ án hình sư.

Thứ nhất, Dịch vụ pháp lý đầu tiên mà khách hàng thường sử dụng khi liên hệ với Công ty Luật là dịch vụ Tư vấn pháp luật: Khách hàng khi vướng phải tình trạng pháp lý trong một vụ án hình sự luôn mong muốn tìm kiếm người có kiến thức kinh nghiệm chuyên sâu về pháp luật hình sự để đánh giá về tình trạng pháp lý mà họ đang vướng phải để tìm cách tháo gỡ. Lúc này, Luật sư sẽ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giải pháp và những công việc cần phải tiến hành tiếp theo để đảm bảo quyền lợi của mình và người thân. Luật sư cũng có thể dựa vào kinh nghiệm đưa ra tiên lượng những khả năng có thể xảy ra đối với khách hàng.

Sau khi được Luật sư tư vấn nếu khách hàng lựa chọn tự mình tham gia tố tụng có thể nhờ Luật sư soạn thảo đơn từ cần thiết và soạn thảo giúp bài bào chữa để tự mình trình bày tại phiên tòa mà không cần Luật sư tham gia.

Thứ hai, lựa chọn tốt nhất là nhờ Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can/bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự. Khi khách hàng lựa chọn dịch vụ này của Luật sư thì đây là hoạt động quan trọng nhất của Luật sư khi tham gia trong vụ án hình sự. Bởi lẽ, khi Luật sư tham gia với tư các người bào chữa thì Luật sư được phát huy hết tất cả các chức năng, vai trò của mình và giúp Luật sư thuận tiện hơn trong việc tiếp xúc với bị can, bị cáo nếu họ đang bị tạm giữ, tạm giam; Luật sư sẽ là người chứng kiến Cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của thân chủ tránh trường hợp bị ép cung, bức cung hay dụ cung. Đặc biệt là ở giai đoạn điều tra và khởi tố bị can, Cơ quan điều tra luôn có xu hương tìm cách chứng minh bị can/bị cáo là có tội, bị can/bị cáo đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ bị yếu thế về mặt tâm lý cũng như các điều kiện khác nên dễ dẫn đến trình bày ý kiến bất lợi cho bản thân. Do đó, tại thời điểm này sự hiện diện của Luật sư trước hết là sự động viên, cổ vũ về mặt tinh thần, thứ hai là sự hỗ trợ về mặt pháp lý nếu phát hiện Cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm nhân quyền hoặc lạm quyền trong quá trình điều tra. Ngoài ra, Luật sư cũng có thể được đặt ra những câu hỏi cho bị cáo để họ được khai những lời khai có lợi hơn cho bản thân, những ý kiến mà họ muốn trình bày giúp cán bộ điều tra, Viện kiểm sát thậm chí cả Thẩm phán chứng minh được sự thật của vụ án một cách nhanh chóng.

Thứ ba, Luật sư có thể làm việc với Cơ quan tiến hành tố tụng và những cơ quan khác để cung cấp tài liệu chứng cứ có lợi cho thân chủ hoặc đề xuất người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ cần thiết để chứng minh vụ án, đề nghị người tiến hành tố tụng thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị can/bị cáo từ tạm giam qua biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc các biện pháp khác nếu thấy biện pháp ngăn chặn cũ là bất lợi cho thân chủ hoặc không cần thiết. Luật sư cũng có thể đề nghị Cơ quan tiến hành tố tụng thu thập thêm chứng cứ như đề nghị giám định tư pháp lại nếu thấy bất thường, mâu thuẫn; kiến nghị điều tra bổ sung hoặc đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu thấy bỏ lọt tội phạm, khởi tố không đúng bị can hoặc phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ không đúng quy trình như quá trình niêm phong, thu thập vật chứng…từ đó đưa ra kiến nghị.

Thứ tư, Luật sư yêu cầu Cơ quan tiến hành tố tụng cho phép tiếp xúc, sao chụp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để chuẩn bị cho việc làm luận cứ bào chữa và tranh luận tại phiên tòa. Quyền năng này của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự là cực kỳ quan trọng, bởi lẽ toàn bộ quá trình tố tụng sẽ được thể hiện ở hồ sơ vụ án, các chứng cứ buộc tội có trong hồ sơ vụ án đối với hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay lại chủ yếu căn cứ vào việc người tiến hành tố tụng nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chủ quan thông qua việc nghiên cứu của họ là chủ yếu. Quá trình thẩm vấn của Kiểm sát viên, Thẩm phán tại phiên tòa chủ yếu hỏi cho ra tội, tìm cách chứng minh bị can/bị cáo là người có tội chứ không phải là người trọng tài đứng giữa xem xét Kiểm sát viên và người bào chữa tranh luận để đưa ra phán quyết cuối cùng. Đây là một quan niệm cố hữu mà cần phải có thời gian để thay đổi trong thời gian sắp tới.

Thứ năm, Luật sư tham gia phiên tòa hình sự với tư cách là người bào chữa cho bị can/bị cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có thể hiểu đơn giản, 4 vai trò trước của Luật sư là tiền đề, là sự chuẩn bị, là những điểm đa phần mọi người đều không thấy ở Luật sư. Còn Luật sư đứng giữa phiên tòa bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ cho bị hại là kết tinh tất cả sự chuẩn bị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và sự linh hoạt trong thực tiễn tham gia hoạt động xét xử của Luật sư. Khả năng hùng biện của Luật sư cũng sẽ được phát huy rõ ràng nhất ở giai đoạn này.

Thứ sáu, Luật sư tham gia với tư cách là người đại diện theo ủy quyền khách hàng. Trong một vụ án hình sự sẽ có những nội dung giải quyết liên quan đến trách nhiệm hình sự thì cũng có phần giải quyết liên quan đến dân sự. Đối với trách nhiệm dân sự, nếu khách hàng không muốn tham gia phiên tòa vì nhiều lý do khác nhau hoặc không muốn tham gia vì quá trình tố tụng hình sự kéo dài gây mệt mỏi cho bản thân thì có thể lựa chọn ủy quyền cho Luật sư làm đại diện ủy quyền thay mình. Với kiến thức pháp lý vững vàng, Luật sư có thể thay mặt khách hàng trình bày yêu cầu của họ một cách tốt nhất, phù hợp quy định pháp luật nhất, trình bày thay các yêu cầu cho khách hàng một cách chuẩn mực, có cơ sở phù hợp phán quyết và nhận định của Tòa án.

Thứ bảy, sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nếu thân chủ không đồng ý với những nội dung của bản án sơ thẩm, Luật sư sẽ giúp khách hàng soạn thảo đơn kháng cáo, nộp và đóng tạm ứng phí phúc thẩm trong hạn luật định. Thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho những kháng cáo của khách hàng trong giai đoạn phúc thẩm. Thu thập những tài liệu có lợi cho khách hàng như những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa được xem xét, thay mặt gia đình bị cáo liên hệ bồi thường với gia đình bị hại…

 Thứ tám, khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Luật sư có thể giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính liên quan đến việc thi hành án dân sự; khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm nếu thấy oan sai; hỗ trợ làm thủ tục hoãn thi hành án, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Những năm gần đây số vụ án hình sự có Luật sư tham gia ngày càng nhiều và có xu hướng tăng lên. Rõ ràng, đây là tín hiệu rất tốt vì sự hiện diện của Luật sư trong vụ án hình sự không những thể hiện sự dân chủ của quá trình phát triển tố tụng hình sự Việt Nam mà còn đảm bảo quyền con người được thực thi, đặc biệt là quyền của bị can, bị cáo sẽ được đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn.

Trên đây là quan điểm của Công ty Luật HT Legal VN về vai trò của luật sư tham gia vụ án hình sự. Để được tư vấn rõ hơn về nội dung này và các vấn đề pháp lý khác có liên quan, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon