Dùng hung khí nguy hiểm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự.
– Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự.
Nội dung:
Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” là tình tiết định khung tăng nặng trong nhiều tội danh của Bộ luật Hình sự, việc xác định một người có “dùng hung khí nguy hiểm” để gây tổn hại đến người khác có vai trò rất quan trọng, trong nhiều trường hợp là cơ sở để Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định bị cáo có chịu trách nhiệm hình sự hay không? Tuy nhiên, nhiều người không biết hung khí dùng để phạm tội như thế nào được xem là “hung khí nguy hiểm”. Sau đây, Công ty Luật HT Legal VN sẽ đưa ra giải đáp như sau:
Theo tiểu mục 3.1 mục 3 Nghị quyết 01/2006 thì “dùng hung khí nguy hiểm” là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP.
Tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003/ NQ-HĐTP quy định vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm là những loại công cụ sau:
– “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
– “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được mà nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
– Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
– Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
– Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…
Lưu ý: Những văn bản trên đã hết hiệu lực nhưng vẫn có ý nghĩa trong việc giải thích, định nghĩa “hung khí nguy hiểm” để giải quyết một số vụ án có liên quan.
Trên đây là một số nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về việc dùng hung khí nguy hiểm. Để được tư vấn rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động tranh tụng về lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040