TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÓ BẮT BUỘC HOÀ GIẢI KHÔNG? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH)

188 lượt xem
5
(3)

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề liệu có cần thông qua thủ tục hoà giải lao động khi giải quyết tranh chấp lao động không:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019.

Nội dung:

  • Về tranh chấp lao động:

Khái niệm “Tranh chấp lao động” được quy định giải thích tại Điều 179.1 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 179. Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhângiữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thểvề quyềnhoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.”

Theo đó, tranh chấp lao động là các tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động, tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động và tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Tranh chấp lao động được chia làm 02 loại chính là Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể. Trong đó tranh chấp lao động tập thể gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Theo đó, quy định về thủ tục hoà giải cũng sẽ có một số điểm khác biệt đối với từng loại tranh chấp lao động nêu trên.

  • Đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Điều 188.1 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”

Như vậy, đối với Tranh chấp lao động cá nhân, các bên cần phải thực hiện thủ tục hoà giải với hoà giải viên lao động trước khi có thể yêu cầu giải quyết bằng các thủ tục tố tụng tại Toà án, hay giải quyết bằng Trọng tài.

Tuy nhiên, quy định trên cũng đưa ra 06 trường hợp mà các bên không cần thực hiện thủ tục hoà giải. Điều này góp phần hỗ trợ người lao động thuộc các trường hợp này có thể bảo vệ lợi ích và quyền lợi của mình một cách dễ dàng hơn.

  • Đối với tranh chấp lao động tập thể:

Theo quy định tại Điều 191.2 và Điều 195.2 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công:

Điều 191. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Điều 195. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trướckhi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.”

Trên đây là bài viết về vấn đề liệu tranh chấp lao động có cần thông qua thủ tục hoà giải không. Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về doanh nghiệp, lao động, soạn thảo hợp đồng lao động, nội quy,… Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com      Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040 – 09 2222 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon