Hiện nay, nhu cầu cần tham vấn ý kiến của Luật sư cho các vấn đề pháp lý của đa số các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng. Vì vậy, các công ty Luật ngày càng mong muốn thành lập các chi nhánh để hoạt động nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cũng như thực thi pháp luật một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây, Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ đến Quý độc giả về nội dung thủ tục, hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện việc đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở pháp lý:
– Luật Luật sư 2006;
– Văn bản Hợp nhất Luật Luật sư số 03/VBHN-VPQH do Văn phòng Quốc Hội ban hành ngày 31/12/2015;
– Thông tư số 47/2019/TT – BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiêp do Bộ Tài chính ban hành ngày 05/08/2019.
- Nội dung:
Điều kiện thành lập chi nhánh Công ty Luật
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 41 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, khi đăng ký thành lập chi nhánh, tổ chức hành nghề Luật sư phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động;
– Hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề Luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;
– Tổ chức hành nghề Luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập;
– Cử một Luật sư làm Trưởng chi nhánh;
– Trưởng chi nhánh và thành viên chi nhánh có thể là Luật sư của Đoàn Luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh;
– Chi nhánh của tổ chức hành nghề Luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
Trình tự đăng ký hoạt động chi nhánh Công ty Luật
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Rà soát lại điều kiện thành lập chi nhánh, kiểm tra đơn vị đang muốn đăng ký thành lập chi nhánh công ty Luật đã đáp ứng các điều kiện nêu trên chưa?
– Tiến hành soạn thảo, thu thập, củng cố các văn bản, tài liệu;
– Sắp xếp thành một bộ hồ sơ chuẩn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, quy định hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
– Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư thành lập chi nhánh;
– Quyết định thành lập chi nhánh;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề Luật sư và bản sao Thẻ Luật sư của Trưởng chi nhánh;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
Ngoài các hồ sơ liệt kê trên, tổ chức hành nghề Luật sư khi đăng ký hoạt động chi nhánh cần bổ sung thêm các tài liệu/văn bản sau:
– Căn cước công dân của người đứng đầu tổ chức hành nghề Luật sư (bản sao);
– Căn cước công dân của Trưởng chi nhánh (bản sao);
– Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi đăng ký hoạt động chi nhánh
– Tiến hành nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tại Sở tư pháp;
– Trong quá trình nộp hồ sơ, trường hợp sai sót hay điều chỉnh cán bộ tiếp nhận sẽ thông báo cho tổ chức hành nghề Luật sư để bổ sung hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp từ chối không được đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) mức thu 50.000 đồng/lần. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000đồng/lần.
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận
– Sau 07 ngày kể từ ngày nhận hợp lệ bộ hồ sơ, Sở tư pháp tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề Luật sư.
Bước 4: Thực hiện các bước sau thành lập chi nhánh
– Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, tổ chức hành nghề Luật sư phải gửi bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
Lưu ý
– Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư. Trong trường hợp Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà một trong các Luật sư đó là thành viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung về trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề Luật sư. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ pháp lý đa lĩnh vực như: Dịch vụ bổ trợ tư pháp; Luật sư bảo vệ Bên vay – Bên thế chấp Ngân hàng; Dịch vụ quản lý và xử lý nợ; Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp; Tư vấn pháp luật về đầu tư có yếu tố nước ngoài; Tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TRANH TỤNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Trụ sở chính: 207/2 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM
VP1: 602/37/12 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, HCM
VP2: 5 Ngách 252/115 Phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0961614040 – 0922224040
Email: info@htlegalvn.com
Website: www.htlegalvn.com