VIỆC XEM QUẺ, BÓI TOÁN, BÓI BÀI TAROT TÌM THÚ CƯNG CÓ BỊ XEM LÀ HOẠT ĐỘNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN KHÔNG? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

102 lượt xem
5
(3)

Hình thức tồn tại của hoạt động mê tín dị đoan đã xuất hiện từ lâu trong xã hội nhưng ngày càng diễn ra phổ biến do sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, mạng xã hội như hiện nay, không ít những cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, núp bóng tâm linh để trục lợi, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội nói chung và gia chủ nói riêng khi bị lạc mất thú cưng.

VIỆC XEM QUẺ, BÓI TOÁN, BÓI BÀI TAROT TÌM THÚ CƯNG CÓ BỊ XEM LÀ HOẠT ĐỘNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN KHÔNG?

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Công ty Luật TNHH HT Legal VN nhận được yêu cầu tư vấn từ 01 khách hàng như sau:

Khách hàng của chúng tôi hiện đang kiếm sống bằng việc cung cấp dịch vụ bói bài tarot để hỗ trợ các chủ nuôi tìm lại thú cưng bị thất lạc. Hiện nay, khách hàng mong muốn nhận được sự tư vấn từ công ty luật về việc hoạt động này có được xem là mê tín dị đoan theo quy định pháp luật hay không, và nếu có thì các hình thức xử phạt liên quan là gì. Thời gian gần đây, nhiều chủ nuôi vì quá lo lắng cho thú cưng của mình đã tìm đến các dịch vụ bói toán, bói bài tarot, với hy vọng tìm lại vật nuôi nhanh chóng, thay vì áp dụng những phương pháp truyền thống như dán thông báo hoặc đăng tin lên các diễn đàn, hội nhóm công khai. Khách hàng cũng đang có kế hoạch quảng bá dịch vụ này rộng rãi hơn, bao gồm cả việc tung ra các gói ưu đãi hấp dẫn để thu hút thêm nhiều chủ nuôi.

Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, việc xem quẻ, bói toán, bói bài tarot tìm thú cưng có là hoạt động mê tín dị đoan hay không? Chế tài xử phạt đối với các hoạt động mê tín dị đoan như thế nào?

Đối với vấn đề này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin đưa ra một số nhận định như sau:

1. Cơ sở để xác định hoạt động mê tín dị đoan

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng như thế nào là hoạt động mê tín dị đoan. Trên thực tế, nhiều người còn mơ hồ giữa khái niệm “mê tín dị đoan” và “tín ngưỡng”. Theo khoản 1 và khoản Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã định nghĩa về “tín ngưỡng” như sau:

1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.”

Như vậy, tín ngưỡng và các hoạt động tín ngưỡng là các hoạt động của con người được pháp luật thừa nhận. Đối với những hành vi đi ngược lại với giá trị truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng nhằm mục đích thu lợi bất chính, trục lợi dựa trên tâm linh được xem là “mê tín dị đoan”.

Hình thức tồn tại của hoạt động mê tín dị đoan đã xuất hiện từ lâu trong xã hội nhưng ngày càng diễn ra phổ biến do sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, mạng xã hội như hiện nay, không ít những cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, núp bóng tâm linh để trục lợi, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội nói chung và gia chủ nói riêng khi bị lạc mất thú cưng.

Mê tín dị đoan là sự tin tưởng một cách mê muội vào những điều hoang đường, không thực tế, trái ngược với tự nhiên và không có cơ sở khoa học. Không ít cá nhân vì mắc bẫy những chiêu trò của “Reader” (người xem quẻ, bói toán,…) mà tiền mất tật mang, nảy sinh những tâm lý, hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày. Một số hình thức tiêu biểu được coi là mê tín dị đoan như: bói toán, xem tướng số, tử vi, gọi hồn, thỉnh vong, cúng sao giải hạn, chữa bệnh bằng thuật bùa chú, yểm bùa,…. và phổ biến nhất hiện nay không thể không kể đến phương thức luận quẻ, xem tarot. Trên thực tế, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều bài quảng cáo dịch vụ xem bói toán, bói bài tarot tìm thú cưng với mức phí hấp dẫn, tuy nhiên, chủ bài đăng lại không dám khẳng định bói bài sẽ cho ra kết quả chính xác 100%, lấy yếu tố “tùy duyên”, mập mờ về kết quả để trốn tránh trách nhiệm. Sau khi đã thanh toán tiền và tiến hành bói bài, trường hợp làm theo hướng dẫn nhưng vẫn không tìm được thú cưng thì gia chủ có được hoàn tiền hay không? Trách nhiệm và nghĩa vụ của Reader như thế nào? Điều này đã phản ánh rõ ràng rằng chủ bài đăng dựa vào yếu tố tâm linh để thu lợi bất chính, cung cấp dịch vụ nhưng không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý hay thỏa thuận dân sự nào, chỉ đưa ra lời hứa hẹn mập mờ, không rõ ràng, đánh vào tâm lý của gia chủ khi phải hoang mang, tất tả tìm kiếm mọi biện pháp để nhanh chóng tìm được thú cưng.

Như vậy, dựa trên các phân tích nêu trên, theo nhận định của chúng tôi, hành vi quảng cáo xem quẻ, bói toán để tìm thú cưng có dấu hiệu của hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tâm linh, đánh vào tâm lý của gia chủ để trục lợi tiền bạc và các lợi ích khác. Đây là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.

2. Quy định pháp luật liên quan xử phạt hoạt động mê tín dị đoan

a. Trách nhiệm hình sự:

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể cấu thành tội phạm:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Ngoài ra, trường hợp trên cũng có thể cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu có đầy đủ các cấu thành sau:

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi gian dối: Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để tạo ra những thông tin sai lệch, khiến người khác tin tưởng và giao tài sản cho mình: Cụ thể, một số đối tượng tự xưng là “Reader”, “Thầy bói”, “Bốc sư”,… sử dụng những lá bài tarot, quẻ bói – vốn là những đồ vật gắn liền với yếu tố tâm linh, tín ngưỡng trong tiềm thức của người Việt – nhằm đưa ra thông tin sai lệch, khiến gia chủ tin tưởng và giao tài sản (cụ thể là tiền) cho mình.

Hậu quả: Hành vi gian dối này phải dẫn đến việc người bị hại giao tài sản cho người phạm tội. Tài sản ở đây có thể là tiền, vật dụng, giấy tờ có giá trị hoặc bất kỳ tài sản nào mà người bị hại có quyền sở hữu: Trong các bài quảng cáo về dịch vụ tìm thú cưng, phần lớn các đối tượng muốn gia chủ thanh toán tiền trước khi thực hiện luận quẻ tìm vật nuôi. Trường hợp các đối tượng nhận tiền đầy đủ, sau đó không tiến hành gieo quẻ mà “biến mất” vẫn cấu thành tội này.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi cố ý: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gian dối và mục đích của hành vi này là để chiếm đoạt tài sản của người khác. Người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước và hành động nhằm thực hiện ý định đó.

– Khách thể của tội phạm:

Tài sản và quyền sở hữu: Tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác: Các đối tượng đánh vào tâm lý của gia chủ là muốn nhanh chóng tìm được thú cưng nên sẵn sàng chi trả một số tiền lớn cho hoạt động mê tín dị đoan này.

– Chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi lừa đảo phải từ đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Xem thêm: Thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ[96].

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Xem thêm: Hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

b. Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;”

Điểm a và điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:

“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.”

Và điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định này cũng quy định như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.”

Xem thêm: Phân tích tình tiết định khung, định tội: Hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội

Theo đó, mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định Nghị định 38/2021/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

BÀI VIẾT THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM RIÊNG CỦA LUẬT SƯ HT LEGAL VN

 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon