XỬ LÝ DOANH NGHIỆP NỢ, TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ( LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

99 lượt xem
0
(0)

Thực tế trong những năm vừa qua, việc chủ doanh nghiệp có hành vi trốn, nợ đọng kéo dài tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) đã diễn ra khá phổ biến. Tình trạng các đơn vị nợ đọng, nợ kéo dài và nợ khó thu hồi đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng các chế độ BHXH của người lao động trong các khu vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời đó cũng là biểu hiện của tình trạng coi thường kỷ cương, pháp luật của Nhà nước của một bộ phận doanh nghiệp hiện nay. Vậy, xử lý doanh nghiệp như thế nào để lấy được tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ đến Quý khách hàng bài viết: “XỬ LÝ DOANH NGHIỆP NỢ, TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

1. Căn cứ pháp lý:

+ Bộ luật Hình sự 2015

+ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

+ Nghị định 28/2020/NĐ-CP

+ Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP

2. Nội dung:

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham giao bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP: “Trốn đóng BHXH là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH”. Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền. Không đóng tiền bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động; có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Còn không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do ý thức tuân thủ pháp luật của đơn vị sử dụng lao động chưa cao, nhận thức của người lao động còn hạn chế, tâm lý sợ mất việc làm dẫn đến không dám đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 1, 2, 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về đóng BHXH như sau:

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

  1. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

Theo Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật BHXH năm 2014 từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

4. Mức xử phạt doanh nghiệp trốn, nợ bảo hiểm xã hội:

Trên thực tế mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc theo số lượng người lao động doanh nghiệp không đóng BHXH vi phạm quy định và số lần vi phạm.

– Khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại về BHXH được quy định tại Điều 118, Điều 119 Luật BHXH năm 2014 như sau:

+ Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

+ Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về BHXH không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật BHXH thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

“a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về BHXH bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.”

– Mức xử phạt hành chính:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, 5, 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với các vi phạm không đóng BHXH bắt buộc, mức xử phạt NSDLĐ hay doanh nghiệp không đóng BHXH như sau:

+ Theo Khoản 4: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.

+ Theo Khoản 5: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Theo Khoản 6: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Mức xử phạt hình sự:

Theo quy định của Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017), người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng BHXH:

+ Trốn đóng BHXH từ 50 triệu đồng;

+ Trốn đóng BHXH cho từ 10 người lao động.

Như vậy, khi tái phạm không đóng BHXH hoặc trốn đóng BHXH người có nghĩa vụ đóng BHXH thuộc doanh nghiệp sẽ có thể chịu mức xử phạt hình sự. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù giam căn cứ theo Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015.

– Mức xử phạt một số vi phạm khác về BHXH đối với doanh nghiệp và người sử dụng lao động như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động hằng năm;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

Theo Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Không đóng BHXH hay trốn đóng BHXH là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHXH. Mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội có thể lên tới 75 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon