CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIỀN LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ KHÔNG? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

682 lượt xem
5
(2)

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề Có phải đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm thêm giờ không? 

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban ngày 29/12/2015 (“Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH”);
  • Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban ngày 07/07/2021 (“Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH”);
  • Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban ngày 12/11/2020 (“Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH”).

Nội dung:

Quy định tại Điều 30.2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi Điều 1.26 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).

Trong đó, “điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH” quy định như sau:

“5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;”

Trong khi đó, tiền lương làm thêm giờ mang tính chất là một khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể trước mà gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động, có thể được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương, thuộc trường hợp quy định tại Điều 3.5(c2) của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

“c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.”

Do đó, tiền lương làm thêm giờ sẽ không được tính là tiền lương tháng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là bài viết về vấn đề Có phải đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm thêm giờ không? Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý về pháp luật lao động, tuân thủ lao động tại doanh nghiệp, các vấn đề về bảo hiểm xã hội,… Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com     

Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon