HƯỚNG XỬ LÝ KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC NHƯNG VẪN CÒN NGÀY NGHỈ HẰNG NĂM CHƯA NGHỈ (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, QUẬN TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

973 lượt xem
5
(2)

Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện và hoàn tất các nghĩa vụ với người lao động như ban hành các quyết định, các chứng từ thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội cũng như chi trả khoản tiền lương, thưởng mà người lao động được hưởng theo hợp đồng lao động, quy định của pháp luật. Trong đó, một vấn đề mà cả doanh nghiệp và người lao động thường cần tư vấn chính là cách xử lý đối với những ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng nhưng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động vẫn chưa nghỉ hết. Theo đó, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết về phương án xử lý đối với các trường hợp nêu trên theo quy định hiện hành:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động năm 2019 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2019 (“Bộ luật Lao động 2019”);

– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145/2020/NĐ-CP”).

2. Nội dung:

– Quy định chung liên quan đến quyền nghỉ hằng năm của người lao động được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

– Theo quy định tại Điều 113.3 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền được doanh nghiệp chi trả tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ:

Khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, doanh nghiệp sẽ phải kiểm tra liệu người lao động đã nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng theo quy định hay chưa. Nếu tại thời điểm chấm dứt hợp đồng người lao động vẫn còn ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán thêm tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ đó cho người lao động theo quy định tại Điều 113.3 Bộ luật Lao động 2019.

– Cách tính số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng theo quy định:

+ Trong trường hợp người lao động đã làm đủ 12 tháng: việc xác định số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 113.1 Bộ luật Lao động 2023;

+ Trong trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng tại thời điểm nghỉ việc: số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng sẽ được tính tương ứng với số tháng người lao động đã làm việc.

Ví dụ: Với người lao động có 12 ngày nghỉ hằng năm nếu làm đủ 12 tháng nhưng chấm dứt hợp đồng lao động tại tháng thứ 08, số ngày nghỉ hằng năm người đó được hưởng sẽ là 08 ngày.

– Cách tính khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi trả tương ứng với ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ của người lao động:

Theo quy định tại Điều 67.3 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương được dùng làm căn cứ để chi trả ngày chưa nghỉ hằng năm cho người lao động được xác định là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, có thể tính khoản mà doanh nghiệp thanh toán cho người lao động liên quan đến ngày nghỉ hằng năm như sau:

Khoản thanh toán ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ = Tiền lương của tháng trước liền kề tháng chấm dứt hợp đồng lao động / Số ngày làm việc trong tháng x số ngày nghỉ hằng năm được hưởng nhưng chưa nghỉ.

Ví dụ: Người lao động có mức lương tháng trước khi chấm dứt hợp đồng là 10.000.000 đồng; số ngày làm việc trong tháng là 20 ngày; số ngày nghỉ hằng năm được hưởng nhưng chưa nghỉ là 10 ngày. Khoản mà doanh nghiệp cần thanh toán cho ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ của người lao động là: 10.000.000 / 20 x 10 = 5.000.000 đồng.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH HT Legal VN cung cấp các dịch vụ soạn thảo, rà soát hợp đồng lao động, nội quy lao động, các quyết định, báo cáo, thoả thuận với người lao động. Chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề tuân thủ nội bộ, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com      Hotline: 09 6161 4040  – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon