KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG SẼ GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP THÔI VIỆC NHƯ THẾ NÀO? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

313 lượt xem
5
(5)

KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG SẼ GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP THÔI VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Chị Thủy tại TP.HCM có hỏi: Hiện tôi có ký hợp đồng lao động thời hạn 01 năm với Công ty X. Do chế độ đãi ngộ không như mong muốn nên tôi có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Xin hỏi Công ty Luật TNHH HT Legal VN, trong trường hợp này tôi có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc hay không?

Trả lời câu hỏi của Chị Thủy, Công ty Luật TNHH HT Legal VN có ý kiến phản hồi như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Nội dung

Thời hạn báo trước khi Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Căn cứ vào các trường hợp Chấm dứt hợp đồng lao động thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể hơn, tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Người lao động:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có từ thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Theo như quy định trên, Người lao động khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì tùy thuộc vào từng loại hợp đồng đã ký kết và phụ thuộc vào lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để xác định thời gian báo trước là như thế nào. Cụ thể: chị Thủy ký hợp đồng lao động thời hạn 01 năm, xin nghỉ việc vì lý do cá nhân nên thời gian báo trước ít nhất là 30 ngày.

 

Chị Thủy có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc không?

Trách nhiệm của các bên khi hợp đồng lao động chấm dứt được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì hai bên (NSDLĐ và NLĐ) có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi mỗi bên. Còn riêng đối với Người sử dụng lao động thì còn có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các giấy tờ gốc của NLĐ, quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.

Và khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, thì Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho Người sử dụng lao động trừ đi thời gian Người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được Người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Như vậy, mặc dù khi Chị Thủy đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật nhưng lúc này chị Thủy chưa làm việc đủ thời gian 12 tháng trở lên nên chị không được hưởng tiền trợ cấp thôi việc./.

Trên đây là những chia sẻ từ Công ty Luật TNHH HT Legal VN đến Chị Thủy cũng như đến Quý đọc giả. Nếu anh/chị còn thắc mắc nào liên quan đến Chấm dứt hợp đồng lao động; Soạn thảo Hợp đồng lao động; Tranh chấp hợp đồng lao đồng lao động hoặc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội hoặc những vấn đề pháp lý khác thì có thể liên hệ đến: 

Liên hệ  Luật sư điều hành Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tranh tụng Tp. Hồ Chí Minh hoặc Luật sư tranh tụng HT Legal VN theo thông tin sau:

Email: luatsu@htlegalvn.com        Hotline:  0945174040– 0961614040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 5

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon