LÀM SAO ĐỂ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LUẬT SƯ UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

130 lượt xem
5
(1)

Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý xác định mối quan hệ lao động giữa công ty/ tổ chức với người lao động. Do đó, việc soạn hợp đồng lao động là một công việc thường xuyên và quan trọng của mỗi một công ty.
Hãy cùng Công ty Luật TNHH HT Legal VN tham khảo bài viết dưới đây về các điều khoản buộc phải có trong hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2019

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc được sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (Sau đây gọi tắt là “Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH”);

– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của Hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

II. Nội dung:

Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu phải có sau đây:

1. Thông tin người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân theo khoản 1 Điều 3  Bộ luật Lao động 2019.

Những thông tin của người sử dụng lao động cần được nêu là:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã/ địa chỉ thường trú với hộ gia đình, cá nhân.

– Trong trường hợp người sử dụng không phải là cá nhân, cần ghi họ tên, chức danh của người đại diện giao kết hợp đồng lao động.

Nếu người đại diện này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/ người đứng đầu cơ quan, tổ chức/ người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác thì phải có giấy ủy quyền cho việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động.

2. Thông tin người lao động:

Những thông tin của người sử dụng lao động cần được nêu là:

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, email (nếu có). Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải có thông tin như trên của người đại diện theo pháp luật.

– Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu người lao động là người nước ngoài

3. Công việc và địa điểm làm việc;

Công việc: mô tả công việc mà người lao động phải thực hiện;

Địa điểm làm việc: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận. Trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

4. Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Thời hạn của hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng số tháng hoặc số ngày.

– Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: Thời hạn không quá 36 tháng và phải có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.

– Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Thời hạn phải có thời điểm bắt đầu

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Người sử dụng lao động không cần đăng ký tháng lương, bảng lương nhưng phải công bố công khai tại nơi làm việc theo khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019.

Mức lương phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

– Phụ cấp lương: Là khoản tiền theo thỏa thuận giữa các bên.

Đó có thể là:

+ Khoản tiền bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động.

Theo khoản 1 điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, một số loại phụ cấp lương theo tính chất này là: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút

+ Khoản tiền gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

– Khoản bổ sung khác:

Có hai dạng khoản bổ sung:

+ Xác định được mức tiền cụ thể, trả thường xuyên trong mỗi kỳ lương;

+ Không xác định được mức tiền cụ thể, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ lương, gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

– Một số các chế độ và phúc lợi khác phải ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động, gồm có: Thưởng (số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động), tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca; Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

– Hình thức trả lương theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019:

+ Trả lương theo thời gian (tháng, tuần, ngày), theo sản phẩm hoặc theo lương khoán

+ Trả lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tài khoản cá nhân. Phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương do người sử dụng lao động chi trả.

+ Thời hạn trả lương theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019:

+ Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

+ Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ, ví dụ ngày 10 hằng tháng.

+ Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên.

6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.

8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon