NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LÀM GÌ KHI BỊ “ĐUỔI VIỆC” VÔ LÝ? (LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

325 lượt xem
5
(4)

NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LÀM GÌ KHI BỊ “ĐUỔI VIỆC” VÔ LÝ?

(LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

Hiện nay, tình trạng đuổi việc người lao động vô lý vẫn diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong quan hệ lao động, người lao động là bên yếu thế hơn và phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Vậy khi bị đuổi việc vô lý, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin đưa ra hướng giải quyết cho bạn đọc cũng như Quý khách hàng nắm bắt để chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình khi rơi vào tình huống tương tự.

I – Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

II – Nội dung

“Đuổi việc” là một thuật ngữ được sử dụng trong đời sống thường ngày, còn trong pháp luật lao động Việt Nam, “đuổi việc” được luật hóa trở thành thuật ngữ “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động”. Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong 7 trường hợp sau:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Như vậy, nếu không thuộc 7 trường hợp trên mà doanh nghiệp lại tự ý đuổi việc người lao động thì đây được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi rơi vào tình huống này, người lao động có thể cân nhắc lựa chọn một trong các cách sau để bảo vệ quyền lợi cho mình:

Cách 1: Khiếu nại

Khi nhận được quyết định “đuổi việc” vô lý thì trước tiên, người lao động nên giữ bình tĩnh, tìm hiểu thật kĩ lý do và xem xét quyền lợi của mình. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định sa thải, người lao động nên làm đơn khiếu nại gửi tới người sử dụng lao động. Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Hòa giải

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật lao động 2019, trường hợp “bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”, người lao động có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động hoặc yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài lao động theo Điều 189 Bộ luật lao động 2019.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp không lựa chọn giải quyết thông qua thủ tục hòa giải, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để giải quyết tranh chấp.

Mỗi cách giải quyết đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào tính chất từng vụ việc. Trong trường hợp phức tạp, Quý khách hàng nên tìm kiếm sự tư vấn từ công ty luật uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động để đảm bảo hiểu rõ quy trình và có cơ hội thành công khi đòi quyền lợi cho mình. Công ty Luật TNHH HT Legal VN là công ty tiên phong và chuyên biệt hóa trong việc bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ lao động.

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 404

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon