NHỮNG LƯU Ý CHO CÔNG TY KHI CẮT GIẢM NHÂN SỰ (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

636 lượt xem
5
(9)

Trong tình hình kinh tế khó khăn, cụm từ “cắt giảm nhân sự” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Một số lượng lớn người lao động sẽ rời khỏi công ty trong một thời gian ngắn. Sự kiện này có thể đi cùng với tình trạng tạm ngừng hoạt động/trước khi phá sản/tiết kiệm chi phí của nội bộ doanh nghiệp để duy trì qua giai đoạn khó khăn. Cắt giảm nhân sự không chỉ ảnh hưởng đến nhiều người lao động mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.

Để cắt giảm một số lượng lớn nhân sự, có những lưu ý nào cho doanh nghiệp khi thực hiện để đảm bảo đúng quy định pháp luật, vừa để bảo vệ quyền lợi cho cả người sử dụng lao động lẫn người lao động. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh nhé.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung:

Cắt giảm nhân sự theo quy định pháp luật:

Theo khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể bị chấm dứt bởi lý do: “Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi tiết về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, dẫn đến cắt giảm nhân sự. Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi tiết về trường hợp doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh không đề cập đến trường hợp quy định tại Điều 43 trong bài viết này.

Theo điều 42 Bộ luật Lao động 2019:

Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Các bước doanh nghiệp cần làm khi cắt giảm nhân sự

Khi doanh nghiệp rơi vào hai trường hợp kể trên, doanh nghiệp cần tuân thủ những bước sau theo Điều 44 và 45 Bộ luật Lao động năm 2019 để sự kiện cắt giảm nhân sự được xem là hợp pháp. Cụ thể như sau:

Bước 1. Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động

Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh ngiệp, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Lưu ý:

  • Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng;
  • Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, doanh nghiệp phải trao đổi ý kiến với công đoàn cơ sở;
  • Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp thông qua.

Bước 2. Trao đổi với công đoàn cơ sở về việc cho người lao động thôi việc

Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên

Bước 3. Thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người lao động

Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành khi thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho người lao động (thông báo chấm dứt hợp đồng lao động) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung thông báo cho Ủy ban có thể bao gồm những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của doanh ngiệp và người đại diện theo pháp luật;
  • Tổng số lao động; số lao động cho thôi việc;
  • Lý do cho người lao động thôi việc; thời điểm người lao động thôi việc;
  • Kinh phí dự kiến chi trả trợ cấp mất việc làm.

Bước 4. Trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động

Trong trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì ngoài các khoản thanh toán khác như lương, doanh nghiệp phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Đối tượng: Người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên
  • Cách tính: Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương, tối thiểu 02 tháng tiền lương.
  • Thời gian làm việc để tính tính trợ cấp mất việc làm

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế – Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm:  tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Luật sư Tranh tụng Thành phố Hồ Chí Minh tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

LUẬT SƯ TRANH TỤNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com

Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 9

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon