TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY KHI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG CHẾT NGƯỜI (LUẬT SƯ TRANH TỤNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

384 lượt xem
5
(1)

Tai nạn lao động chết người là điều một không ai mong muốn. Nó có thể xuất phát từ lỗi của công ty hoặc của bản thân người lao động. Như vậy trách nhiệm của công ty khi xảy ra tai nạn lao động chết người là như thế nào?

Tai nạn lao động không chỉ giới hạn trong phạm vi tại nơi làm việc và trong giờ làm việc mà theo quy định pháp luật, nó còn có thể xảy ra: (i) Ngoài giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc nếu thời gian và địa điểm do Công ty yêu cầu; (ii) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Tai nạn lao động chết người là điều một không ai mong muốn. Nó có thể xuất phát từ lỗi của công ty hoặc của bản thân người lao động. Như vậy trách nhiệm của công ty khi xảy ra tai nạn lao động chết người là như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
  • Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghị định số 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nội dung:

Phân loại tai nạn lao động làm chết người

Khoản 1 điều 9 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định về tai nạn lao động làm chết người:

“1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.”

Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

– Theo pháp luật vệ sinh, an toàn lao động:

+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Theo điểm b khoản 1 điều 34, khoản 5 điều 35, khoản 7 điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Điều 3, 4, khoản 1 và điểm b khoản 2 điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:

  • Khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan Công an cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở chính
  • Hợp tác với Đoàn điều tra tai nạn lao động, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
  • Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính
  • Bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người. Tiền bồi thường trợ cấp phải được thanh toán một lần. Cụ thể:
  • Bồi thường tai nạn lao động: Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương
  • Trợ cấp tai nạn lao động: Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động

+ Miễn trừ chế độ bồi thường trợ cấp:

Theo khoản 1 điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động không được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

+ Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đủ việc bồi thường do tai nạn lao động:

Theo điểm e khoản 1 điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ – CP, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Theo pháp luật hình sự:

Khoản 1 Điều 295 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người:

“1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Ngoài ra, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường cho người đại diện người bị hại tiền thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và thiệt hại khác, cộng thêm một khoản tiền về tổn thất tinh thần cho người thân thích của người bị hại.

Điều 76 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:

“Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.”.” 

Do đó, pháp nhân thương mại không chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nêu trên.

LUẬT SƯ TRANH TỤNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com

Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này.

error: Content is protected !!

0922 22 40 40

zalo-icon